Cà rốt có nguồn gốc từ Tây Nam Á, được trồng cách đây hơn 2 nghìn năm và được truyền đi khắp các quốc gia trên thế giới trong hàng nghìn năm qua. Trong quyển “Bản Thảo Cương Mục” của danh y Lý Thời Trân có ghi chép, cà rốt có thể “hạ khí bổ trung, bảo vệ đường ruột, điều hòa ngũ tạng, có lợi cho sức khỏe”. Con người hiện đại ngày nay cũng đã chứng minh rằng cà rốt có rất nhiều công dụng như sau:
1. Bổ gan sáng mắt, cải thiện cận thị: Cà rốt giúp bổ gan sáng mắt. Trong cà rốt có chứa nhiều β-carotene, sau khi đi vào cơ thể, 50% chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A dưới tác dụng của enzyme ở niêm mạc ruột non và gan, giúp cải thiện tật khúc xạ cận thị, chữa khô mắt và quáng gà.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống ung thư: Cà rốt có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống ung thư và giảm nhẹ phản ứng đối với hóa trị, bảo vệ nhiều cơ quan trong cơ thể. Nghiên cứu nhận thấy rằng ăn cà rốt có thể giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở nữ giới. Một nghiên cứu khác thì cho biết, cà rốt có thể làm giảm bớt phản ứng đối với độc tính của hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư, giảm tác dụng phụ.
3. Làm sạch nội tạng, nhuận tràng: Cà rốt có chứa chất xơ thực vật, có tính hút nước mạnh, dễ nở ra khi ở trong đường ruột, là “chất làm đầy” bên trong đường ruột, có thể tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng, chữa táo bón.
4. Giảm đường, giảm mỡ, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu: Trong cà rốt còn có chứa chất làm giảm đường huyết, thành phần có trong cà rốt như quercetin giúp tăng cường lưu lượng máu trong động mạch, giảm mỡ máu, thúc đẩy tổng hợp adrenaline, ngoài ra còn làm giảm huyết áp, bổ tim, là loại thực phẩm rất tốt dành cho người bệnh cao huyết áp, mạch vành, tiểu đường.
5. Cải thiện tình trạng thiếu máu, thúc đẩy phát triển xương: Carotene trong cà rốt có tác dụng tạo máu, bổ sung lượng máu mà cơ thể cần, trong thành phần của cà rốt có vitamin A và canxi là chất cần cho sự phát triển bình thường của xương, thúc đẩy sự phát triển của răng và xương ở trẻ nhỏ.
6. Chống lão hóa: Cà rốt có thể loại bỏ các gốc tự do gây ra lão hóa, vitamin A thúc đẩy sự tăng trưởng và sinh sản bình thường của cơ thể, cũng như duy trì sức khỏe của các biểu mô.
7. Thúc đẩy tiết sữa: Nước ép cà rốt có thể thúc đẩy tiết sữa, có lợi đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
8. Chống vi khuẩn gây bệnh: Nước ép cà rốt có tác dụng chống lại vi khuẩn mạnh gây bệnh, có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi v.v…
2 điều cần lưu ý khi ăn cà rốt: - Tốt nhất là nên ăn cà rốt đã nấu chín; Không nên rửa cà rốt hoặc ngâm nước quá lâu sau khi cắt nhỏ, nhằm tránh chất dinh dưỡng tan trong nước.
Tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng của cơ thể khi uống nước ép cà rốt sống chỉ có 10%, sau khi nấu chín, tỷ lệ này sẽ lên đến 93%. Bởi vì chất dinh dưỡng chủ yếu có trong thành tế bào của cà rốt là β-carotene, mà thành tế bào được hình thành từ chất xơ, cơ thể người không thể tiêu hóa trực tiếp được. Chỉ khi đã nấu chín và nhai kỹ thì β-carotene mới được giải phóng.
- Đừng ăn quá nhiều cà rốt, nếu không có thể khiến da bị vàng; Một ngày không nên ăn quá 70 g cà rốt. Ăn quá nhiều cà rốt trong thời gian dài sẽ bị vàng da do carotene gây ra. Vàng da không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Da sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng ăn cà rốt khoảng 2~3 tháng.
Những ai không nên ăn cà rốt:
- Những người đang dùng thuốc lợi tiểu bài kali, Những người bệnh đang dùng thuốc hydrochlorothiazide lợi tiểu bài kali không được ăn cà rốt. Bởi vì cà rốt có chứa muối succinic, có tác dụng đào thải kali. Khi ăn vào sẽ dẫn đến chứng giảm kali huyết với biểu hiện là mất sức toàn thân, hồi hộp, dạ dày khó chịu…
- Phụ nữ muốn có thai nên ăn ít cà rốt, Nghiên cứu của chuyên gia khoa sản của trường Y Rothschild, New Jersey nhận thấy, phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, hấp thu nhiều carotene sẽ ức chế chức năng của buồng trứng. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai không nên ăn nhiều cà rốt./.