Cô gái trẻ Tây Nguyên bỏ phố về quê làm nông nghiệp hữu cơ

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi nơi phố thị cùng công việc mang lại thu nhập nhiều người mơ ước, Nhung quyết định về quê, cuốc đất, trồng cây ăn quả hữu cơ, nuôi lợn phơi mình giữa cái nắng gay gắt của mảnh đất Tây Nguyên.

Đó là cô gái trẻ Võ Thị Nhung (27 tuổi) quê ở xã xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum, từng vào TPHCM học chuyên ngành Marketing rồi tìm được một công việc với thu nhập ổn định ở thành phố từ năm 2018.

Thế nhưng, cô gái phố núi vẫn đau đáu ý tưởng khởi nghiệp với mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ. Tháng 3/2022 vừa qua, Nhung quyết chí bỏ phố về quê thực hiện ước mơ của mình, dù gia đình, bạn bè can ngăn.

Nhung bảo, khi đã quyết định làm nông nghiệp thì phải làm cho uy tín và chất lượng. Nhất là hoa quả hữu cơ, có thể làm với quy mô lớn mà năng suất vẫn cao như thường.

Tôi nhận thấy, nếu trồng cây ăn quả hữu cơ làm quy mô nhỏ thì năng suất sẽ thấp, giá thành cao. Khi bắt tay vào công việc, tôi mới thấy còn trăm thứ phải lo, từ thuê nhân công, mua máy móc, cải tạo đất đai… đều phải đúng chuẩn, đúng lộ trình.

Cũng theo Nhung, để sản xuất rau theo hướng hữu cơ khâu xử lý đất là rất quan trọng. Đất phải được làm kỹ, xử lý vôi, phân bón là các loại phân bò, phân gà đã được ủ hoai mục kết hợp với xử lý nấm vi sinh Trichoderma, kết hợp tưới thúc bổ sung dinh dưỡng cho rau.

Đặc biệt, trong quá trình trồng, nếu xuất hiện sâu bệnh, phải vệ sinh sạch sẽ vườn cây ăn quả, thu gom những cây, lá hư vào một nơi để tiêu hủy. Còn khi sâu hại cây nhiều phải tiến hành phun xịt các chế phẩm gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu; sử dụng các bẫy dính, vợt để bắt sâu trưởng thành.

c17-1662953119.jpeg
Ngoài trồng rau và cam,bưởi hữu cơ Nhung còn nuôi lợn rừng hữu cơ. Ảnh:  GĐVN

“Mặc dù, sản xuất hữu cơ năng suất giảm hơn so với sản xuất có sử dụng phân, thuốc hóa học, quả cũng xấu hơn.

Tuy nhiên, đất trồng cây ăn quả lại nhanh chóng được khôi phục, màu mỡ hơn, đến nay vườn cây ăn quả sinh trưởng rất tốt, năng suất đảm bảo, chi phí cho vụ rau nhờ đó đến nay cũng giảm hơn nhiều, giá bán các loại hoa quả luôn ở mức cao và ổn định, thị trường tiêu thụ cũng ổn định, cung không đủ cầu”, Nhung cho biết thêm.

Đồng thời, Nhung chia diện tích đất để trồng các cây ăn quả như sầu riêng, chuối, cam, quýt, bơ, ổi xen canh với cà phê. Cô gái trẻ cũng nuôi thêm heo đồng bào, gà rẫy, vịt, ngan, ngỗng. 

Sản phẩm hữu cơ trong trang trại hiện có 1.500 gốc cà phê xen canh cùng 200 cây sầu riêng, 400 cây cam, 400 bụi chuối và các hàng chục loại cây ăn quả khác như bơ, chôm chôm, đu đủ. Đàn heo đồng bào, gà, vịt hàng trăm con.

25-1-1662953119.jpeg
Bỏ phố về quê, Nhung quyết tâm tìm cho mình lối đi riêng khi khởi nghiệp làm nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: GĐVN

“Tôi mong muốn trang trại sẽ tạo ra một vòng tròn khép kín trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư và cây trồng luôn có nguồn phân hữu cơ, đảm bảo chất lượng và an toàn”, Nhung bộc bạch.

Đến nay, sản phẩm của Nhung sau khi thu hoạch được tiêu thụ tại tại các tỉnh thành phố như Kom Tum, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ và Hà Nội. Ngoài ra, còn những sản phẩm nào không đạt, Nhung sử dụng chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Trung bình, giá bán các loại trái cây trong mô hình của Nhung dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Sản phẩm heo đồng bào từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, có lúc đạt mức 350.000 đồng/kg.

Trang trại đã giúp cho Nhi thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện tại Nhung còn đang cùng người thân xây dựng thêm cơ sở nuôi chim yến.

Nói về định hướng trong tương lai, Nhung tâm sự, tôi quyết theo con đường làm kinh tế với nông nghiệp sạch. Không chỉ làm trong gia đình mình, tôi còn mong muốn mở rộng mô hình liên kết với bà con trong vùng, cùng tạo ra những sản phẩm nông sản có giá trị, mang lại thu nhập ngày càng khấm khá hơn.

Đại diện lãnh đạo xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kom Tum cho biết: “Chị Nhung rất tiêu biểu trong xã với việc dám nghĩ dám làm khi quyết định trồng giống nho mới, chỉ sau hơn một thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây sẽ là nơi để các đoàn viên thanh niên trong xã đến học hỏi kinh nghiệm cũng như khoa học kỹ thuật để áp dụng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại đại phương…”.