Mô tả chi tết về cây nhàu
Cây nhàu có chiều cao chừng 6-8m, thân cây khá nhẵn, tỏa nhiều tán to. Lá cây nhàu có hình bầu dục, nhọn ở đầu, chiều dài 12-15cm. Hoa nở vào tháng 1 đến tháng 2.
Quả cây nhàu có hình trứng, vỏ ngoài xù xì, khi non có màu xanh nhạt, chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả nhàu có lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có nhân cứng.
Phân bố thu hái chế biến: Cây nhàu phân bố từ Bắc tới Nam nhưng miền Nam mọc nhiều hơn.
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, lá, vỏ, rễ
Thành phần hóa học: Vỏ rễ nhàu có chứa moridone; quả chứa tinh dầu trong đó có acid hexanoic, acid octanoic, parafin và các ester. Lá cũng có mordine.
Cây nhàu có công dụng gì?
Quả nhàu chấm muối giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa, điều kinh, trị băng huyết, ho cảm, đau gân, đái tháo đường. Quả nhàu nướng được dùng chữa lỵ. Tuy nhiên mùi quả nhàu khá hăng, nồng và cây nên rất khó ăn.
Lá nhàu giã nát được dùng chữa mụn nhọt và kích thích mau lên da non. Sắc lá nhàu với nước chữa đi lụ, sốt. Lá nhàu nấu canh với lươn làm thuốc bổ.
Vỏ cây nhàu nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu. Rễ nhàu được dùng để nhuộm đỏ quần áo vải lụa. Rễ sao vàng ngâm rượu chữa đau lưng, nhức mỏi.
Tổng hợp các bài thuốc từ cây nhàu
Bài thuốc cây nhàu chữa đau lưng, mỏi gối, phong thấp: Trái nhàu phơi khô, ngâm với rượu trắng. Đổ rượu ngập trái nhàu là được. Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày người bệnh sẽ uống 1 ly nho có tác dụng điều trị bệnh xương khớp, mỏi gối, phong thấp, đau lưng.
Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc với nước uống hàng ngày, thay nước chèn. Chỉ cần áp dunjgt rong 2 tuần là có kết quả. Lúc này giảm bớt liều xuống và uống liên tục 2-3 tháng.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: 3-6 lá nhàu tươi rửa sạch nấu với 500ml nước. Đun cho tới khi còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.
Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, cối xay 12g, rau má 12g, hạt muồng trâu 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ 500ml nước vào nồi, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, rễ cỏ xước 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, cam thảo dây 6g. Tất cả vị thuốc trên mang đi sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g,vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ 500ml nước vào nồi, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống khi thuốc còn nóng.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: 20g Quả nhàu, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Đem sắc uống ngày một thang, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, cối xay 8g, dây gùi 8g, rau ngót 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, rễ ngà voi 8g, tầm gửi cây dâu 8g, ngũ trảo 12g. Đổ 500mk nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày. Uống khi còn nóng.
Trị tụ huyết bầm tím do chấn thương té ngã: 12g Quả nhàu non giã nát đắp lên vết bầm tím.
Chữa bệnh gút: Đối với trái nhàu tươi, người bệnh nên ép nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 chén nước ép nguyên chất. Thực hiện trong 30 ngày sẽ thấy giảm bệnh rõ rệt.
Đối với trái nhàu khô, dùng 25g sắc với nước, uống hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng quả nhàu có hiệu quả
Ngoài cách sắc uống, còn có thể dùng theo các cách sau:
Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, đẹp da, thải độc cơ thể. Nên uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và cuống họng lâu rồi hãy nuốt.
Dùng nước ép trái nhàu thoa lên tóc giúp kích thích mọc tóc và cải thiện tình trạng gàu, nấm da đầu.
Chà xát quả nhàu tươi lên da giúp chữa nấm da, bầm tím hoặc xương bị đau. Hoặc có thể lấy nước cốt quả nhàu thêm chút nước ấm, tẩm vào miếng bông và đắp lên vùng da bị đau có tác dụng giảm đau nhanh.
Trên đây là những thông tin ít người biết về công dụng của cây nhàu. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên nhớ thực hiện liên tục từ 1-3 tháng, không ngắt quãng./.