Ở Việt Nam, cây đinh lăng được chia thành các loại:
Cây Đinh lăng lá răng: Dùng làm cảnh.
Cây Đinh lăng đĩa: Không có giá trị làm thuốc.
Cây Đinh lăng viền bạc: Dùng làm cảnh.
Cây Đinh lăng lá tròn: Dùng làm cảnh.
Cây Đinh lăng lá to: Không có giá trị làm thuốc.
Cây Đinh lăng lá nhỏ: Thường gặp hiện nay và được sử dụng làm thuốc.
Đinh lăng là loại cây nhỏ có chiều cao từ 0.8-1.5m. Thuộc giống cây lá kép, mọc so le. Lá đinh lăng có 3 lần xe lông chim, mép lá có răng cưa. Lá có mùi thơm, chiều dài 20-40cm. Hoa Đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, thường nở từ tháng 4 đến tháng 7. Mỗi tán có rất nhiều hoa nhỏ, mọc thành từng cụm, hình dạng khuy ngắn. Quả Đinh lăng có màu trắng bạc, hình trứng, có vòi.
Cây Đinh lăng rất ưa đất cao ráo, có độ ẩm vừa phải. Cây rất dễ mọc, chỉ cần cắt cành một đoạn 20cm cắm xuống đất là cây có thể tái sinh. Cây Đinh lăng xuất hiện ở các miền núi phía Bắc nhiều hơn, đặc biệt ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng Nai, Tây Nguyên… Ở Việt Nam, cây Đinh lăng thường được trồng làm cảnh, làm thuốc ở đình chùa, sân nhà, vườn bởi cây có lá xòe xum xuê xanh tốt quanh năm, rất đẹp mắt. Toàn cây Đinh lăng được dùng để làm thuốc: rễ, thân, lá cành, hoa. Tuy nhiên vị thuốc phổ biến nhất là từ rễ cây Đinh lăng.
Cách thu hoạch dược liệu cây đinh lăng
Rễ: Người ta sẽ thu hoạch rễ cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi trở lên, vào mùa thu-đông bởi lúc này rễ cây mềm và có dược tính chữa bệnh nhiều nhất. Nếu rễ nhỏ thì sẽ lấy cả củ. Còn rễ to sẽ thu hoạch nguyên vỏ rễ. Sau khi thu hoạch mang rễ cây đi phơi khô. Lúc sử dụng sẽ ngâm rượu hoặc để nguyên để làm thuốc.
Hoa: Hoa Đinh lăng được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7 khi hoa còn nụ, có thể dùng làm thuốc. Mang hoa đi phơi khô rồi ngâm rượu. Có thể ngâm hoa tươi với rượu nhưng công dụng không mạnh bằng hoa khô.
Lá: Lá Đinh lăng thu hoạch quanh năm và lấy từ những cây 3 năm tuổi trở lên. Lá Đinh lăng tươi được dùng sắc nước uống hoặc tắm, đắp lên vết thương. Lá đinh lăng khô dùng làm gối, lót giường nằm trị mất ngủ…
Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây Đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane, 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm do vậy rễ cây Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo.
Cây Đinh lăng có tác dụng gì trong Đông y
Rễ Đinh lăng: có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa nhịp tim, ổn định tim mạch. Huyết áp, bồi bổ sức khỏe, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh…. Chính vì vậy rễ cây Đinh lăng được mệnh danh là nhân sâm vì có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc bổ 5 tạng, có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, tăng sức chịu đựng, dẻo dai cho cơ thể, làm nhịp tim trở lại bình thường và gia tăng sức chịu nóng đối với những vận động viên, khác với nhân sâm làm tăng huyết áp khi sử dụng, đinh lăng giúp ổn định tim mạch và huyết áp, ngoài ra còn có khả năng giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh… Lá Đinh lăng: Tính mát, vị đắng, được sử dụng chữa mề đay, dị ứng, tắc tia sữa, kiết lỵ…. Rễ cây Đinh lăng có công dụng giống như nhân sâm
Một số bài thuốc cây Đinh lăng chữa bệnh
Chữa cơ thể suy nhược: rễ Đinh lăng phơi khô, thái mỏng. Cứ 100ml nước thì cho 0,5g rễ đinh lăng, đun sôi trong vòng 10-15 phút. Ngày uống làm 2-3 lần.
Cây Đinh lăng chữa bệnh xương khớp, đau lưng mỏi gối: 30g thân, cành Đinh lăng, 10g cây Xấu hổ, Cam thảo và Cúc tần. Đun sôi các nguyên liệu trên với nước. Ngày uống làm 3 lần cho tới khi giảm hẳn đau lưng, mỏi gối.
Chữa sản phụ tắc tia sữa: 40 gram rễ đinh lăng nấu, sắc với 500ml nước, còn 250ml thì chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Cây Đinh lăng cầm máu, chữa vết thương, các khớp sưng đau: Giã nát 40 gram lá đinh lăng cho thêm chút muối rồi đắp lên vùng khớp sưng đau hoặc chỗ bị thương.
Chữa thiếu máu: 100g rễ Đinh lăng, 100g Thục đia, 100g Hà thủ ô, 20g Tam thất. Các nguyên liệu trên tán thành bột rồi dùng 100g bột trên nấu lấy nước uống.
Chữa viêm gan: 12g các vị: rễ Đinh lăng, rễ cỏ tranh, biển đậu, 8g nghệ. Các nguyên liệu mang đi sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Cách ngâm rượu với cây Đinh lăng: Dùng 30-50 g rễ, thân, lá cành Đinh lăng sau đó ngâm với rượu 30-40 độ. Ngâm càng lâu tác dụng càng tốt.
Lưu ý khi dùng cây Đinh lăng
Người bệnh không nên sử dụng Đinh lăng với liều cao vì hoạt chất saponin có thể gây mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Alcaloid có trong cây cũng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Phụ nữ mang thai không sử dụng cây Đinh lăng.
Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của cây Đinh lăng. Từ đó sẽ tận dụng được tối đa hiệu quả của cây trong điều trị bệnh./.