Sản xuất lúa gạo chịu trách nhiệm 10% trong tổng lượng phát thải metan cũng như đóng góp cho lượng phát thải CO2, NO2 trên toàn cầu. Cam kết giảm khí CO2 toàn cầu tại COP26 cũng là một cam kết quan trọng.
Metan được giải phóng, nhiều trong ruộng lúa ngập nước và phát thải nhiều hơn khi phân bón vô cơ bị sử dụng quá mức. Việc giảm lượng khí phát thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi mỗi quốc gia đang thực hiện cam kết của mình trong báo cáo NDC theo Công ước Khung của LHQ.
Đối với Việt Nam, chỉ riêng trong ngành lúa gạo, mỗi 1 tấn lúa nước sản xuất cho phát thải 0,8 tấn CO2 tương đương. Phát thải nhà kính từ các chất thải, phụ phẩm từ quá trình phơi sấy, xay xát lúa còn lớn hơn nữa. Với việc nâng cao hiệu suất quá trình này có thể giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính trong đó có khí metan.
"Như vậy, từ mối tương quan giữa phát thải khí nhà kính và nông nghiệp, chúng ta có thể thấy cam kết của Việt Nam trong NDC là rất quan trọng", ông Bosquet nói. "Trong nhóm WB, chúng tôi có kế hoạch hành động mới, trong đó có bước chuyển dịch quan trọng liên quan đến nông nghiệp, đất, lâm nghiệp".
Theo đó, "WB sẽ hỗ trợ các quốc gia sản xuất lúa gạo có thể giảm phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất lúa gạo. Đối với Việt Nam việc này rất quan trọng, đặc biệt là những cam kết gần đây lại Glassgow (Scotland, Anh) về giảm khí nhà kính đến năm 2050", ông Bosquet nhấn mạnh./.