Cả nước sẽ có 43 tuyến cao tốc với trên 9.200km

Sau khi điều chỉnh bổ sung các tuyến cao tốc, đến năm 2050 cả nước sẽ có 43 tuyến đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 9.234km (tăng khoảng 220km so với quy hoạch trước đây). Trong đó, các tuyến cao tốc có lộ trình đầu tư trước năm 2030 khoảng 6.754km (tăng khoảng 633km) và sau năm 2030 là 2.480km.

Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

duong-bo-cao-toc-3-1724210864.jpg
Đến năm 2050 cả nước sẽ có 43 tuyến đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 9.234km. (Ảnh minh họa)

Sau khi điều chỉnh bổ sung các tuyến cao tốc, đến năm 2050 cả nước sẽ có 43 tuyến đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 9.234km (tăng khoảng 220km so với quy hoạch trước đây). Trong đó, các tuyến cao tốc có lộ trình đầu tư trước năm 2030 khoảng 6.754km (tăng khoảng 633km) và sau năm 2030 là 2.480km.

Từ việc điều chỉnh, bổ sung một số tuyến cao tốc nêu trên, tổng chiều dài hệ thống cao tốc đã có thay đổi. Mạng lưới đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt từ 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014 km lên thành 43 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.234 km.

Khu vực phía Bắc, gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km được tăng lên khoảng 2.313 km. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km” được tăng lên thành 11 tuyến với chiều dài khoảng 1.496 km. Khu vực phía Nam, gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km được nâng lên thành 11 tuyến, chiều dài khoảng 1.380 km.

Đối với tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4 đến 10 làn xe giữ nguyên về chiều dài nhưng quy mô được nâng lên từ 6 đến 12 làn xe.

Sau khi điều chỉnh bổ sung các tuyến cao tốc, tổng chiều dài quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc đến năm 2050 khoảng 9.234 km (tăng khoảng 220 km so với quy hoạch trước đây). Trong đó, các tuyến có lộ trình đầu tư trước năm 2030 khoảng 6.754 km (tăng khoảng 633km), các tuyến có lộ trình đầu tư sau năm 2030 khoảng 2.480 km.

duong-bo-cao-toc-2-1724210927.jpg
Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã được đưa vào vận hành, khai thác.(Ảnh minh họa)

Lý giải về lý do điều chỉnh quy hoạch, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau đó, Bộ Chính trị thông qua 9 nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế - xã hội và các địa phương; Quốc hội thông qua Nghị quyết số 81/2023 về quy hoạch tổng thể quốc gia; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh/thành phố đã tác động đến quy hoạch mạng lưới đường bộ. Các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý này dẫn đến cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ.

Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất điều chỉnh tiến trình đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Ngọc Hồi - Gia Nghĩa trước năm 2030 về sau năm 2030.

Các tuyến cao tốc điều chỉnh tiến trình đầu tư sau năm 2030 thành trước năm 2030 như: Sơn La - Điện Biên, Bắc Kạn - Cao Bằng, Tuyên Quang - Hà Giang, Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh đoạn Quy Nhơn - Pleiku, Gò Dầu - Xa Mát, Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh đoạn cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Cao Lãnh và đoạn An Hữu (Tiền Giang) - Trà Vinh./.

PV