Đồng bằng sông Cửu Long định hướng phát triển “xanh toàn diện”
Nhằm đánh thức tiềm năng, thế mạnh, hướng đến phát triển bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã đề ra những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thương mại xanh và công bằng là xu hướng phát triển tất yếu của thương mại toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp thích ứng
Xu hướng “xanh hóa” tiêu dùng đang lan rộng ở những thị trường có thu nhập cao, nhằm khuyến khích nhà cung cấp bảo vệ môi trường, có quy trình sản xuất xanh, không được phá rừng, không thải ra chất độc hại. Để tận dụng tốt hơn ưu đãi từ FTA song phương, doanh nghiệp Việt buộc phải chú ý tới thương mại xanh và công bằng.
Chuyển đổi năng lượng mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam
Sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp sẽ giúp Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam thực sự trở thành nơi lắng đọng không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi giao lưu, gặp gỡ, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Dịch chuyển thị trường xuất khẩu tạo cơ hội nông lâm thủy sản Việt Nam mở rộng dư địa tăng trưởng
Trong 5 năm vừa qua, vượt qua tác động lớn của dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao, xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng từ 41,4 tỷ USD năm 2020 lên hơn 62 tỷ USD năm 2024. Trong năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn còn có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng.
Tiềm năng cho đầu tư xã hội trong lộ trình chuyển đổi xanh
Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang mở ra nhiều cơ hội cho đầu tư xã hội. Tận dụng điều này, Việt Nam cần áp dụng các phương pháp hiệu quả để thu hút các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội.
Thương mại hóa tín chỉ carbon từ rừng khai thác tiềm năng và tăng thu nhập người trồng rừng
Thị trường tín chỉ carbon đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam, đặc biệt khi Chính phủ đang thúc đẩy kế hoạch thành lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và chính thức triển khai vào năm 2028. Bởi vậy, việc thương mại hóa tín chỉ carbon từ rừng đang thu hút sự quan tâm lớn của các địa phương và người dân làm nghề rừng.
Vịnh Hạ Long 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới xứng tầm điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh
Sau 30 năm, Vịnh Hạ Long đã khẳng định được giá trị và tầm quan trọng không chỉ với Quảng Ninh, Việt Nam mà còn đối với thế giới. Đây không chỉ là một cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng giá trị địa chất, địa mạo độc đáo với hệ thống hang động, động đá vôi hàng triệu năm tuổi.
Khẳng định giá trị dừa Bến Tre trong xu hướng xanh hóa nền kinh tế
Ngày 13/12, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM (HBBC) tổ chức tọa đàm tiền Mekong Connect 2024, với chủ đề “Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa nền kinh tế”, đây cũng là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động tiền Mekong Connect 2024.
Những thách thức và đề xuất giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy đô thị xanh tại Việt Nam
Phát triển đô thị xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách và hướng tới sự phát triển bền vững. Việc phát triển đô thị xanh không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như rác thải, giao thông, năng lượng… và cần có sự lựa chọn ưu tiên.
Mỗi năm tốn hàng tỷ USD chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt đem chôn lấp trực tiếp
Trung bình, mỗi ngày, cả nước phải chi khoảng 3,35 triệu USD (tương đương khoảng 1,222 tỷ USD mỗi năm) để thu gom, vận chuyển và xử lý cho toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Trong khi chất thải rắn sinh hoạt nếu phân loại, tái chế, tái sử dụng sẽ không chỉ giảm chi phí đầu tư xử lý, mà còn mang lại nguồn thu thông qua việc đốt rác phát điện, sản xuất phân bón, thu lại nguồn nguyên liệu có giá trị cho nền kinh tế.
Một mảnh ghép còn thiếu cho năng lượng xanh ở Việt Nam
Năng lượng xanh được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng.
Tây Nguyên phát triển nông nghiệp hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao
Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
"Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt" nhằm nâng tầm vị thế cường quốc xuất khẩu gạo
Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới cả về lượng và chất. Tuy nhiên, nhìn ở quy mô quốc tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia có sự nhận biết rộng rãi, cũng như thiếu vắng các thương hiệu gạo của doanh nghiệp trên kệ bán lẻ thế giới.