Trưng bày gần 200 sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực và đồ mỹ nghệ chào mừng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang

Trong khuôn khổ chào mừng Đại hội Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang (ngày 27 - 28/7/2023), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Quảng trường 3/2 (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã có 12 gian hàng trưng bày gần 200 sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực và đồ mỹ nghệ đến từ 10 huyện, thành phố trên địa bàn, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang và doanh nghiệp.

Chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra ngày 27- 28/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Quảng trường 3/2 (TP Bắc Giang), HND tỉnh đã tổ chức 12 gian trưng bày gần 200 sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực và đồ mỹ nghệ đến từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh.

dai-hoi-nong-dan-1690543053.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP. (Ảnh: Tạp chí Nông Thôn Mới)

Theo Ban Tổ chức, mỗi Hội Nông dân huyện, thành phố sẽ chọn ít nhất 10 sản phẩm OCOP để trưng bày tại Đại hội. Các sản phẩm trưng bày có mã đẹp, rõ nguồn gốc xuất xứ.

gao-yen-dung-1690543320.jpg
Gian trưng bày của HND huyện Yên Dũng có số sản phẩm OCOP nhiều nhất với 22 sản phẩm.(Ảnh: Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam)

Hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh.

banh-da-1690543417.jpg
Các chủ thể tư vấn trực tiếp về cách làm, chế biến sản phẩm thành sản phẩm OCOP. (Ảnh: Tạp chí Nông Thôn Mới)

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP và đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với nhiều sản vật, đặc sản mang tính vùng miền độc đáo. Từ lợi thế này, trong triển khai thực hiện chương trình OCOP, Bắc Giang đặc biệt chú trọng chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó thúc đẩy kết nối thị trường, tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm OCOP. Đây chính là bước mở để kinh tế nông thôn phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, phát triển bền vững.

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình, tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả toàn diện, Số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên năm sau cao hơn năm trước. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, thu hút sự tham gia, đồng hành của nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ sản xuất, kinh doanh.

Ánh Dương (t/h)