Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á

Theo báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á của tổ chức OpenGov Asia công bố gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 16-30% trong 4 năm qua, cao nhất thế giới.
thuong-mai-dien-tu-viet-nam-3-1721740357.jpg
Theo báo cáo thương mại điện tử của tổ chức OpenGov Asia mới công bố, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo thương mại điện tử của tổ chức OpenGov Asia mới công bố, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Báo cáo nêu bật việc Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.

Đặc biệt, Việt Nam dẫn đầu quỹ đạo tăng trưởng, với tổng giá trị hàng hóa tăng khoảng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình hàng năm tăng từ 16 - 30% trong 4 năm qua, cũng là mức cao nhất thế giới.

Nửa đầu năm nay, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop ước đạt 156.000 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của 8 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á đạt 114,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp những thách thức kinh tế vĩ mô, lĩnh vực thương mại điện tử Đông Nam Á vẫn chứng tỏ sự tăng trưởng liên tục, với GMV năm nay được dự đoán sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 16 - 30% trong 4 năm qua, cao nhất thế giới.

Bất chấp những thách thức kinh tế vĩ mô, lĩnh vực thương mại điện tử Đông Nam Á vẫn chứng tỏ sự tăng trưởng liên tục với dự báo tổng giá trị hàng hóa năm 2024 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.

Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu quỹ đạo tăng trưởng với tổng giá trị hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử lần lượt tăng 52,9% và 34,1% so với cùng kỳ năm 2023.

thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2-1721740436.jpg
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình hàng năm tăng từ 16 - 30% trong 4 năm qua, cũng là mức cao nhất thế giới.(Ảnh minh họa)

Đánh giá về bức tranh thương mại điện tử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như đồng hành trong hành trình ứng dụng thương mại điện tử và vươn ra thị trường quốc tế.

Cụ thể, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15-5-2020 về việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực là một trong những nội dung quan trọng.

Cùng đó là Quyết định 1415/QĐ-TTg ngày 14-11-2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối hàng hóa toàn cầu, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tuyến là một giải pháp cốt lõi.

Để thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành.

Đặc biệt, từ chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã thực hiện hàng loạt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh trên thương mại điện tử.

Có lẽ nhờ vậy, mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin đã góp phần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu./.

Bình Châu