Cụ thể, sáng nay, giá vàng kỳ hạn giao dịch ở mức 1.815, 4 USD/ounce, giảm 16,4 USD. Vàng giao ngay giảm 13,1 USD xuống còn 1.813,3 USD/ounce.
Trong khi đó, đầu phiên giao dịch ngày 15/6 (giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,36%, đạt mức 105,44.
Trước đó, trong phiên giao dịch 14/6, đà tăng của giá vàng thế giới bị chặn lại khi đồng USD tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất trong 20 năm, làm giảm sức hút của vàng với vai trò "kênh đầu tư an toàn", bởi các nhà đầu tư đang "đặt cược" vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng mạnh lãi suất.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch COMEX của Mỹ, giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.811,59 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ cũng hạ 1%, xuống 1.813,50 USD/ounce.
"Nhân tố chính chi phối giá vàng tại thời điểm này là những đồn đoán về khả năng FED sẽ rất quyết liệt khi nâng lãi suất vào cuộc họp chính sách tới, dựa trên dữ liệu lạm phát cao kỷ lục gần đây", Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới giao dịch hàng hóa kỳ hạn RJO Futures (Mỹ) cho biết.
Bên cạnh đó, đồng USD tăng so với rổ tiền tệ, chạm mức cao nhất trong 2 thập kỷ, khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với người mua ở nước ngoài, cũng tạo áp lực giảm cho vàng. Cụ thể, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng 0,29% lên mức 105,38.
Giá USD tăng mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm. Lạm phát Mỹ tăng đột biến so với dự kiến đã làm dấy lên lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể đã thắt chặt chính sách trong thời gian quá dài và gây ra sự suy thoái mạnh.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 8,6% vào tháng trước, mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái kể từ tháng 12 năm 1981. Trước đó, giới chuyên gia dự đoán CPI tăng 8,3%.
Nhiều chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư kỳ vọng dữ liệu cho thấy lạm phát đã lên đến đỉnh điểm, giá xăng tăng cao kỷ lục, giá thực phẩm tăng và giá thuê nhà tăng mạnh.
Aichi Amemiya, chuyên gia kinh tế cấp cao của Mỹ tại Nomura, cho biết: "Lạm phát tăng khá nóng. Báo cáo này cho thấy áp lực lạm phát tiềm ẩn vẫn còn khá mạnh".
Đồng đô la tăng lên mức cao nhất gần 4 tuần so với rổ tiền tệ, trong khi giá Kho bạc Mỹ giảm và lợi suất kỳ hạn ngắn và trung hạn đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Lợi suất kỳ hạn hai năm (vốn nhạy cảm với việc tăng lãi suất) đã tăng vọt lên 3,065%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2008.
Chứng khoán Phố Wall và thị trường chứng khoán châu Âu giảm hơn 2% do các nhà đầu tư lo ngại nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát lạm phát sẽ quá khắc nghiệt, nó sẽ làm chậm tăng trưởng và bóp chặt thu nhập của doanh nghiệp.
Số liệu CPI mạnh hơn dự kiến đã thay đổi những gì thị trường kỳ vọng là Fed sẽ thực hiện trong tháng 9, Art Hogan, chiến lược gia thị trường tại National Securities cho biết.
Các chuyên gia phân tích tại Barclays và Jefferies kỳ vọng Fed sẽ đưa ra mức tăng 75 điểm cơ bản đầu tiên trong 28 năm vào tuần tới.
Tỷ giá USD trong nước
Trên thị trường trong nước, phiên giao dịch 14/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.089 đồng.
Trong khi đó, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.060 đồng/USD và 23.370 đồng/USD. Vietinbank: 23.055 đồng/USD và 23.355 đồng/USD. BIDV niêm yết ở mức: 23.080 đồng (mua) và 23.360 đồng (bán). ACB: 23.110 đồng (mua) và 23.420 đồng (bán).
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh cũng được niêm yết mua vào - bán ra ở mức 23.075-23.360 VND/USD. Ngân hàng Eximbank niêm yết mức 23.100 đồng/USD mua vào và bán ra mức 23.320 đồng/USD. Ngân hàng OCB niêm yết mức 23.128 đồng/USD mua vào và bán ra mức 23.653 đồng/USD. Ngân hàng TPB niêm yết mức 23.025 đồng/USD mua vào và bán ra mức 23.370 đồng/USD.
Tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.620 đồng/USD và bán ra là 23.750 đồng/USD.