Tiêu dùng xanh ngày 24/8: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, cà phê thế giới ngập tràn sắc xanh

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh ngày 24/8 cho thấy, giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ, hiện giá dao động trong khoảng 48.400 – 48.900 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê tại hai sàn phái sinh đồng loạt tăng và đang ở vùng cao và quá mua trong nhiều phiên.

Giá cà phê trong nước hôm nay 24/8

Tại các tỉnh Tây Nguyên, giá thu mua cà phê ngày 24/8 ở tỉnh Lâm Đồng ở mức 48.400 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk cà phê được thu mua với giá 48.900 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Nông giá cà phê giao dịch ở mức là 48.800 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 24/8 tiếp tục tăng nhẹ 300 đồng/kg sau khi đứng yên vào hôm trước (23/8), hiện dao động từ 48.400 - 48.900 đồng/kg.

554be41773e60db2bfe214b1e4ad31a0-1661301880.png
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 300 đồng/kg so với ngày hôm trước (23/8)

Biến động thị trường cà phê thế giới

Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục là phiên tăng, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 17 USD (0,76%), giao dịch tại 2.254 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 15 USD (0,67%), giao dịch tại 2.258 USD/tấn. 

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 6,35 Cent (2,83%), giao dịch tại 230,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 7,05 Cent/lb (3,19%), giao dịch tại 228,25 Cent/lb.

gia-ca-phe-hom-nay-24-8-1661301880.jpg
Thị trường cà phê thế giới ngập tràn sắc xanh. Ảnh minh hoạ.

Như thường lệ, trước những cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ, thị trường thường trú ẩn vào đồng USD, tránh các tài sản rủi ro với việc đặt cược vào việc tăng lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để kiềm chế lạm phát có thể kéo theo hệ lụy suy thoái kinh tế. USD tăng giá, nhưng cà phê cả 2 sàn vẫn ngược dòng tăng giá nhờ được hỗ trợ bởi các thông tin cơ bản.

Trong khi đó, thời tiết luôn là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cà phê thế giới. Hiện tại, Vùng Đông Nam trồng cà phê của Brazil đang gặp khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Giới đầu tư và nhà sản xuất đều quan ngại tình hình thời tiết này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sản lượng cà phê của nước này trong niên vụ tới.

Anh Vân (t/h)