Thái Bình đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong nước và ngoài nước. Nhiều nhà đầu tư nhận xét Thái Bình có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hàng đầu hiện nay ở khu vực phía Bắc bởi địa phương có hệ thống giao thông kết nối, mặt bằng sạch, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết chế minh bạch, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư tối đa và cấp ủy, chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, 2 dự án đó là: Dự án Phát triển nhà ở khu dân cư tại xã Đông Hòa, TP. Thái Bình với tổng chi phí thực hiện dự kiến 1.840,5 tỷ đồng, tổng diện tích là 422.592 m2. Thời gian thực hiện hợp đồng 138 tháng. Dự kiến đóng thầu vào ngày 13/4/2023.
Thứ hai là Dự án Đầu tư phát triển nhà ở khu dân cư nông thôn kiểu mẫu tại xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, tổng chi phí thực hiện dự kiến là 105,919 tỷ đồng, tổng diện tích 99.375 m2. Thời gian thực hiện hợp đồng là 66 tháng. Dự kiến đóng thầu vào ngày 14/4/2023.
Bức tranh thu hút đầu tư của Thái Bình thực sự tươi mới và khởi sắc. Năm 2021, tỉnh thu hút được 89 dự án với tổng vốn đăng ký 20.041 tỷ đồng, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2020, trong đó có 8 dự án FDI với vốn trên 545 triệu USD đưa Thái Bình vươn lên đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố về thu hút số lượng và quy mô dự án FDI.
Năm 2022, tỉnh thu hút được 104 dự án với tổng số vốn khoảng 32.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2021, trong đó vốn FDI trên 660 triệu USD. Những con số đó và xu hướng dòng chảy đầu tư vào tỉnh đã khẳng định sức hút đầu tư mạnh mẽ của Thái Bình, một địa bàn chiến lược cho các nhà đầu tư muốn mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Với đà tăng trưởng trong thu hút đầu tư như hiện nay, Thái Bình đang tạo ra thế và lực mới để đưa kinh tế cất cánh, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh để sớm đạt được mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá vào năm 2025, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng.