xuất nhập khẩu
Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 350.000 tấn trong quý I/2023
Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái thông tin, trong quý I/2023, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng nhanh, cho thấy những tín hiệu phục hồi rất khả quan sau tác động của đại dịch COVID-19.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng 166%
Gần hết quý I, hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 300.000 tấn, tăng khoảng 166% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2022 Tây Ban Nha nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới đạt 376,45 nghìn tấn, trị giá 1,37 tỷ EUR (tương đương 1,46 tỷ USD), tăng 11% về lượng và tăng 47,5% về trị giá so với năm 2021.
Thị trường nào nhập khẩu nông lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay?
Trung Quốc đã quay trở lại là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm, thủy sản Việt Nam trong 2 tháng qua, đạt 1,27 tỷ USD, tiếp đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
An Giang: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng bền vững
UBND An Giang đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch hướng đến mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu tỉnh phát triển bền vững với cơ cấu, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt và vượt 5%/năm.
Từ đầu năm đến 15/2, Việt Nam xuất siêu gần 1,7 tỷ USD
Tính từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 72 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư với con số xuất siêu sơ bộ đạt 1,68 tỷ USD.
Cửa khẩu Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu nông sản nhộn nhịp trở lại
Kể từ khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023, hàng nông sản xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Hiện, tỉnh này đang duy trì thông quan hàng hóa qua 5 cửa khẩu gồm: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam và Ga Đồng Đăng với khoảng 1.000 lượt xe xuất nhập khẩu mỗi ngày...
Việt Nam đứng thứ 2 châu Á về hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam sang thị trường Mỹ đứng thứ 2 trong khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh nhờ sự bùng nổ các xu thế kỹ thuật số
Trong khi phần lớn thế giới trải qua "cơn gió" suy thoái, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, một phần đến từ sự bùng nổ mạnh mẽ về xuất nhập khẩu và các xu thế kỹ thuật số tích cực đang góp sức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nâng cao năng lực để tăng trưởng bền vững.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh trong tháng đầu năm
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 46,56 tỷ USD trong tháng 1/2023, giảm 17,3% so với tháng trước, kéo theo thu ngân sách Nhà nước giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhộn nhịp trở lại
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phía Bắc diễn ra sôi động, tấp nập. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm nông sản.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiếp tục gặp khó khăn năm 2023
Tại Tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió ngược” 2023, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các đơn hàng tháng 9 đã giảm sút, có nhiều doanh nghiệp giảm 80% đơn hàng dự báo năm 2023 sẽ giảm sút nhiều, thiếu việc làm.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu của nước nào nhiều nhất?
Hàn Quốc đã vượt Malaysia và trở thành thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất cho Việt Nam. Hơn thế nữa, lượng xăng dầu Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 11 tháng đã tăng trưởng tới 260% so với cùng kỳ năm trước.
Tiêu điểm 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022
Năm 2022, ghi đậm dấu ấn của ngành Công Thương ở nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố danh sách 10 tiêu điểm nổi bật của ngành trong năm 2022.
43 ngành hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Xuất nhập khẩu năm nay ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử. Lần đầu tiên tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD. Trong đó, có đến 35 ngành hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 ngành hàng vượt 10 tỷ USD.
Tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu
Năm 2022, ngành Hải quan đã tích cực triển khai các giải pháp cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ đó, tổng thời gian từ khi hàng hóa đến đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng ra khỏi cảng/cửa khẩu năm 2022 là 127 giờ 13 phút 20 giây, giảm gần 7 giờ so với năm 2021.
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngày 15/12, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ cán mốc kỷ lục mới 700 tỷ USD (tính đến ngày 14/12, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD).
Địa phương đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, hết tháng 11/2022, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. HCM đạt 101,6 tỷ USD, trở thành địa phương đầu tiên đạt mức 100 tỷ USD trở lên.
Việt Nam lọt Top 30 nền kinh tế có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.