Xuất khẩu
Xúc tiến thương mại thay "áo mới"
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn phức tạp, năm 2022 Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu trên cơ sở những thành công ấn tượng của năm thứ 2 đại dịch vừa qua.
Quảng Ninh: Giải quyết phương tiện vận tải tồn đọng ở Móng Cái
Bà Trần Bích Ngọc, Trưởng Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết, Chính quyền hai bên Quảng Ninh (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã thống nhất tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các phương tiện vận tải của Trung Quốc đã trả hàng xong, đang bị ùn tắc lâu ngày ở Móng Cái sớm được thông quan trở về, không để tình trạng tồn đọng số xe này bị lưu bãi ở Móng Cái.
Ngành mía đường ngày càng bị co hẹp
Từ khi Việt Nam xoá bỏ quy định về hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu đường xuống mức thấp 5% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, sản xuất, chế biến mía đường có sự tụt giảm sâu. Điều này cho thấy, ngành mía đường thiếu sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mở cửa và đã dẫn tới sự thất thế của ngành mía đường trong nước.
Xúc tiến xuất khẩu thanh long sang thị trường Ấn Độ
Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã luôn chú trọng tạo thuận lợi cho việc đưa trái thanh long vào thị trường Ấn Độ, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhà nhập khẩu Ấn Độ, xúc tiến quảng bá trái thanh long Việt Nam với người tiêu dùng Ấn Độ.
Bắt nhịp xu hướng xanh
Nông nghiệp là lợi thế, là nền tảng bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp đang chậm lại, chưa bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên, nhiều đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu.
Năm 2021, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng 26,4%
Năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ổn định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tràn lan. Xuất siêu của Trung Quốc tăng 26% so với cùng kì năm 2020.
Thị trường khởi sắc, nhưng doanh nghiệp vẫn khó có lãi
Vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có tâm thế vững vàng và đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2022 khi số lượng đơn hàng gia tăng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và logistics không ngừng tăng lên đang “bào mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xuất khẩu Nông sản Việt: Đường biển liệu có phải giải pháp?
Những ngày qua, khi ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu đường bộ làm nóng các diễn đàn của nhà nước và doanh nghiệp cũng như trên truyền thông. Chính vì vậy, nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao trước đây doanh nghiệp không đi đường biển và chuyển đổi sang đường biển liệu có khả thi?
Để phòng vệ thương mại không là rào cản xuất khẩu
Thời gian qua, doanh nghiệp liên tục bị sức ép bởi số lượng các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại ngày càng nhiều. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), nếu doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và chủ động ứng phó sẽ không còn là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đắk Lắk: Cơ cấu lại sản xuất cho từng loại hàng nông sản phục vụ xuất khẩu
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, với đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa, tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt để xuất khẩu hàng hóa.
Nâng tầm nông sản Việt để đa dạng thị trường xuất khẩu
Về vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu, trước hết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu ở một số cửa khẩu, và một số cửa khẩu vẫn được giao nhận thì lại thực hiện các biện pháp chống dịch chặt chẽ là do trong 2 năm qua từ 2020 đến tháng 11/2021.
Tìm cơ chế để nông sản xuất khẩu qua đường biển thuận lợi
Tại cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy nông sản qua vận tải đường biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải tổ chức chiều 12/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, bên cạnh phát triển xuất nhập khẩu qua đường bộ, các doanh nghiệp cần phải phát triển mạnh cả đường biển.
Tp. Hồ Chí Minh: Xuất khẩu hồ tiêu dần khôi phục lại vị thế
Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.
Trung Mỹ và châu Á tăng cường xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu cà phê từ Trung Mỹ và châu Á tăng mạnh trong tháng 10 và tháng 11, những tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022, bù đắp một phần sự sụt giảm lớn về sản lượng hàng hóa từ Brazil (Bra-xin).
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản nội địa để giảm áp lực cho xuất khẩu
Nhằm tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nội địa.
Hải Dương xuất khẩu 250 tấn cà rốt đầu tiên của năm 2022
Sáng 11/1, tỉnh Hải Dương xuất khẩu những chuyến cà rốt đầu tiên của năm 2022 sang Hàn Quốc. Theo đó, hôm nay các doanh nghiệp xuất khoảng 250 tấn cà rốt và ngày 12/1 sẽ tiếp tục xuất khẩu khoảng 375 tấn sang Hàn Quốc.
Năm 2022, Bạc Liêu thực hiện 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2022, Bạc Liêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9 – 10%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,72 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34.940 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thu nội địa): 3.263 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 920 triệu USD...
Trà Vinh: Phát triển vùng nguyên liệu an toàn phục vụ cho xuất khẩu
Tỉnh Trà Vinh vừa xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giai đoạn sau dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh xác định các mặt hàng chủ lực để tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn đáp ứng điều kiện xuất khẩu.
Tiền Giang: Khuyến khích xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản gắn với xây dựng thương hiệu
Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cho biết, năm 2022, khắc phục khó khăn sau dịch COVID-19, tỉnh khẩn trương đổi mới điều hành xuất khẩu; trong đó, khuyến khích xuất khẩu chính ngạch nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực; đồng thời, gắn với xây dựng thương hiệu. Mục tiêu năm 2022 đạt kim ngạch xuất khẩu 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2021.