phát triển kinh tế biển
Cần có bộ chỉ số đánh giá quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cho rằng cần có bộ chỉ số đánh giá quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển, đánh giá các ngành kinh tế biển có lợi thế… từ đó thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Quy hoạch không gian biển quốc gia đảm bảo sự phát triển bền vững
Quy hoạch không gian biển quốc gia là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững
Phú Yên được đánh giá là địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Thời gian qua, địa phương này đang tích cực triển khai chương trình hành động về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng vùng biển và ven biển phát triển bền vững.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Việt Nam hiện đang có nhiều loại cá nuôi lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá măng biển... Cả nước hiện có 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng sản xuất thực tế đạt 509 triệu con.
Quảng Ninh: Phát triển bền vững kinh tế biển, nâng cao giá trị sản xuất ngành thuỷ sản
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu trong giai đoạn 2025 - 2030 đạt giá trị sản xuất từ nuôi biển trên 8.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Nam Định đưa kinh tế biển trở thành động lực phát triển, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư
Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã thu hút được 111 dự án, số vốn đầu tư trong nước gấp 8,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020. Tỉnh cũng xác định mục tiêu phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, chú trọng 4 nhóm ngành: công nghiệp ven biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản.
Sẽ hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển
Mục tiêu phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Cần xây dựng kế hoạch chi tiết vận hành “kịch bản” phát triển kinh tế biển xanh
Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đặt mục tiêu kinh tế biển dự kiến sẽ đóng góp tới 10% GDP vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần hướng tới tới xây dựng nền kinh tế biển xanh.
Xác định kinh tế biển là động lực phát triển
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước hiện đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển.
Trường Sa: Phát triển kinh tế biển - góc nhìn từ một doanh nhân
Từ xưa, cha ông chúng ta đã có nhiều phương thức để khai thác hải sản và khẳng định chủ quyền. Ở nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, tôi thấy con thuyền nhỏ như lá tre mà đội hùng binh thời nhà Nguyễn đã kiên gan vượt sóng canh giữ quần đảo này. Dĩ nhiên, trong thời đại mới, chúng ta không thể phát triển kinh tế biển bằng những chiếc thuyền nhỏ bé. Cần có chiến lược phát triển kinh tế biển với tư duy mới, bài bản, bền vững.
Giao Thủy - Điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư
Sau 25 năm tái lập và phát triển, huyện Giao Thủy tiếp tục đạt nhiều thành tích quan trọng. Trong đó đặc biệt đã tạo được bước đột phá mới trong thu hút đầu tư nhờ các biện pháp đồng bộ đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế; tích cực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; xoay chuyển vị thế địa kinh tế thành điểm xuất phát khi được đầu tư tuyến đường bộ ven biển.