phân loại rác tại nguồn
Nhiều địa phương gặp khó trong phân loại rác tại nguồn do thiếu kinh phí và thiết bị thu gom
Mới đây, tại hội thảo "Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương", đại diện từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nhiều tỉnh thành cho biết, dù đã triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn và nhận thấy ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm ô nhiễm môi trường giúp rác thải hữu cơ được tái sinh
Theo các chuyên gia, phân loại giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý, tăng lượng rác thải có thể tái chế, tái sử dụng. Từ đó, giảm lượng rác thải phải chôn lấp hoặc đốt, tiết kiệm tài nguyên đất và giảm ô nhiễm môi trường.
Cần chung tay phân loại rác tại nguồn để bảo vệ môi trường xanh
Việc kiểm soát, quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của người dân. Bởi vậy, cần sự chung tay của cả trung ương và địa phương trong xây dựng nguồn lực phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn.
Nâng ý thức, tạo thói quen phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn không phải là câu chuyện bây giờ mới được đề cập. Tại Hà Nội, một số ít các địa phương đã “khởi động” vấn đề này từ nhiều năm song hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được ban hành đã khẳng định, trong tương lai gần việc phân loại rác thải tại nguồn là bắt buộc. Tuy nhiên, để phân loại rác, quan trọng nhất là phải tạo cho người dân thói quen xử lý ngay tại nguồn, một khi đã phân loại thành công thì xử lý rác sẽ thành công.