Organic được hiểu là thực phẩm hữu cơ có tên gọi tiếng anh là organic food, được chứng nhận đạt chuẩn bởi các tổ chức uy tín chuyên đánh giá và cấp phép tiêu chuẩn Organic Châu Âu tại Việt Nam như USDA (Hoa Kỳ), NASAA (Úc), Control Union,.. Dù tiêu chuẩn Organic của bất kỳ quốc gia nào thì cũng phải cần đạt các tiêu chuẩn khắt khe về nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất,... nhưng mục tiêu cuối cùng là để đảm bảo tính an toàn, tự nhiên và chất lượng của sản phẩm.
Để được gọi là thực phẩm hữu cơ, nguồn thức ăn phải đạt những chuẩn 3K gồm Không sử dụng hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, chất làm đặc; Không sử dụng hóa chất và hooc môn tăng trưởng; Không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen (Non GMO), không bị chiếu xạ tiệt trùng… Ngoài 3K, quy trình đánh giá nghiêm ngặt về nhà máy sản xuất, quy trình vận hành, luôn được đánh giá và cấp phép hằng năm để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Thực phẩm hữu cơ có những loại nào?
Thực phẩm organic cũng chia làm hai loại: thực vật và động vật. Điểm chung của thực phẩm organic là quá trình chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ, kì công một cách tự nhiên. Các loại rau, quả được nuôi trồng bằng phân bón thiên nhiên (phân bón hữu cơ), phòng trừ sâu bệnh bằng những phương pháp thủ công truyền thống. Thịt, trứng, sữa phải theo một chuỗi thức ăn, gia súc được cho ăn rau cỏ organic, không ăn thực phẩm GMO, không tiêm thuốc tăng trưởng, ngừa bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên thả rông ngoài tự nhiên.
Vì sao nên chọn thực phẩm hữu cơ
Ngoài rau, thực phẩm hữu cơ còn có thịt, cá, trứng, sữa,.. những đồ chế biến sẵn như bánh quy, ngũ cốc,.. và tất cả những sản phẩm này đều không có chất phụ gia thực phẩm nhân tạo như chất bảo quản, chất tạo màu. Không đơn thuần là phương pháp nuôi trồng thực phẩm nói không với hóa chất, thực phẩm hữu cơ còn là một mô hình nông trại giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo tồn sự đa dạng của sinh học. Các sản phẩm muốn được công nhận là thực phẩm hữu cơ phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Lợi ích của thực phẩm hữu cơ
Độ tươi ngon của sản phẩm là yếu tố đầu tiên của các sản phẩm organic, nên thực phẩm hữu cơ chỉ có thể bán trong thời gian ngắn, không để lâu vì không chứa chất bảo quản nên thực phẩm sẽ nhanh hỏng hơn. Tuy nhiên, vì độ tươi ngon, nên hàm lượng dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cũng cao hơn 15 % so với thực phẩm thông thường.
Sử dụng thực phẩm organic, sẽ hạn chế được những rủi ro khiến trẻ em bị ngộ độc thực phẩm hoặc dung nạp một số chất độc từ thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, hơn 80 % phốt pho trong cơ thể được tìm thấy từ thức ăn có chứa thuốc trừ sâu. Chính vì thế, thực phẩm organic sẽ đảm bảo cho trẻ một sự phát triển an toàn và lành mạnh nhất.
Sữa, thịt hữu cơ chứa acid béo có lợi cao hơn nhờ các hàm lượng vi chất omega 3, sắt, vitamin E và một số Carotenoids cao hơn sản phẩm thường, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nếu như thực phẩm bình thường bị tiêm vào các chất biến đổi gen (GMO) thì thực phẩm organic lại nói không với điều đó. Đây cũng chính là lí do thực phẩm hữu cơ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.
Những động vật được nuôi theo qui trình chuẩn organic sẽ được chăn thả ngoài đồng cỏ, điều này làm tăng lượng CLA (axit linoleic liên hợp) trong các sản phẩm của động vật. Loại axit béo có lợi này là chất dinh dưỡng cần thiết bảo vệ tim mạch và cũng thường được tìm thấy trong sữa mẹ, thịt động vật.
Thực phẩm hữu cơ (organic) khác thực phẩm thường như thế nào?
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin và các khoáng chất có trong thực phẩm hữu cơ sẽ cao hơn so với thực phẩm thông thường. Dù chỉ là một lượng khá nhỏ nhưng nó cũng có khả năng làm tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn gây bệnh và giảm được tình trạng ngộ độc do ăn phải những thực phẩm sử dụng phân bón hóa chất.
Nitrat tồn tại tự nhiên trong mọi thực phẩm và là một phần quan trọng trong chế độ ăn hằng ngày, nhưng khi hàm lượng nitrat vượt qua mức giới hạn, chúng sẽ trở thành một chất độc gây hại đến sức khỏe. Khi ăn phải thực phẩm có nồng độ nitrat quá cao có thể gây ngộ độc cấp tính như khó thở, tím tái,.. Khi thấm vào cơ thể lâu ngày, nó sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất gây ung thư dạ dày, ung thư ruột. Hiểu được sự nguy hại đó, ngành nông nghiệp hữu cơ đã không sử dụng các chất hóa học để tránh lây nhiễm vào thực phẩm, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Và, các nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy mức độ nitrat có trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn 30% so với những loại thực phẩm thông thường được trồng bằng phân bón hóa học.
Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch hay thực phẩm được trồng tại nhà. Nhưng trên thực tế, các khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Thực phẩm sạch là những loại thực phẩm được gieo trồng theo quy trình sản xuất cho phép sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học ở mức an toàn. Còn thực phẩm tự trồng tại nhà không thể gọi là thực phẩm hữu cơ được vì loại thực phẩm này có yêu cầu cao về chất lượng và nguồn nước sử dụng.
Làm thế nào để chắc chắn đó là thực phẩm hữu cơ organic?
Hiểu được những lợi ích mà thực phẩm hữu cơ mang lại, đã không ít các cửa hàng nhỏ lẻ “lợi dụng” mác hữu cơ để kinh doanh nhằm nâng giá thành sản phẩm nhưng thực chất nó chỉ dừng lại ở sản phẩm sạch. Vậy để mua được thực phẩm hữu cơ đúng chuẩn?
Trước hết, phải đến những cửa hàng uy tín, có thương hiệu rõ ràng để chọn mua sản phẩm, tránh mua những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, được bày bán tràn lan trên thị trường. Mặt khác, trên mỗi loại thực phẩm chuẩn hữu cơ đều có dán tem USDA (chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đính kèm với nội dung khác nhau tùy thuộc vào thành phần hữu cơ có trong sản phẩm đó.
Bên cạnh những loại tem thông dụng thường thấy ở thực phẩm Việt Nam, với một số loại trái cây nhập khẩu, xuất hiện thêm một kiểu tem organic với mã code có 5 số bắt đầu bằng số 9.
Mỗi loại thực phẩm hữu cơ đều có một quy định riêng, nắm bắt được những nguyên tắc trên, chắc chắn sẽ chọn mua được loại thực phẩm hữu cơ tươi ngon và đảm bảo an toàn, chất lượng.
Sản phẩm đạt chứng nhận organic là như thế nào?
Nguyên liệu thuần khiết từ những trang trại nuôi, trồng đạt tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt trên nguồn đất lành mạnh, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay các hóa chất khác làm hại đến môi trường sống cùng khí hậu ôn hòa và nguồn nước thanh lọc tinh khiết để đàn bò có môi trường phát triển tốt nhất. Để đạt chứng nhận organic, sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng gắt gao như không hormone tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen (non GMO), không dư lượng kháng sinh và rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt khác.
Không chỉ đảm bảo nguồn nguyên liệu thuần khiết nhất, các sản phẩm organic còn phải trải qua các bài kiểm tra “khó tính” về nhà máy sản xuất và quy trình vận hành, được đánh giá và cấp phép hằng năm. Nhờ các quy chuẩn nghiêm ngặt của chứng nhận organic như vậy.