Trong danh sách này có nhiều cái tên đáng chú ý như: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), Seaprodex (UPCoM: SEA), Tổng Công ty LICOGI - Công ty Cổ phần (UPCoM: LIC), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP), Tổng Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng số 1 (UPCoM:FIC)…
Trong số 73 doanh nghiệp trong danh sách, không xuất hiện những “ông lớn” mang lại nguồn cổ tức dồi dào cho SCIC mỗi năm như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM), Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT), Công ty Cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP), Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) hay Tập đoạn Bảo Việt (HoSE: BVH)…
Danh sách 73 doanh nghiệp bán vốn của SCIC đợt 1 năm 2023:
Được biết, SCIC đã thoái vốn thành công tại 4 doanh nghiệp, trong đó bao gồm 29% vốn tại Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Ngãi, 53% vốn tại Công ty CP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp II Quảng Bình, 65% Công ty CP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp Quảng Bình và 51% Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa số 9.
Trong năm 2022, SCIC đã lên kế hoạch thoái vốn tại 101 công ty bao gồm những cái tên như Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP), Công ty Cổ phần Seaprodex, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (UPCoM VEC),… Tuy nhiên do diễn biến thị trường không thuận lợi, nhiều thương vụ không thể thực hiện.
Năm 2023, SCIC lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 2.903 tỷ đồng. SCIC dự kiến nộp ngân sách nhà nước 2.881 tỷ đồng và giải ngân 9.400 tỷ đồng vốn đầu tư./.