Quảng Trị - điểm đến du lịch hấp dẫn

Quảng Trị là miền đất không chỉ có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều điểm đến thú vị, hấp dẫn mà còn có nhiều di tích lịch sử Quốc gia. Ước tính mỗi năm có đến hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Trị vừa để tham quan phong cảnh thiên nhiên và tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Nằm ở trung điểm của dải đất miền Trung, Quảng Trị được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn. Sẽ là thiệt thòi cho du khách thập phương khi đi du lịch miền Trung mà không ghé thăm Quảng Trị.

Quảng Trị có núi non hùng vĩ, có bờ biển dài quyến rũ với bờ cát trắng mịn màng, rặng phi lao xanh ngát và những con sông không những đi vào lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn đi vào thi ca. Đó là sông Thạch Hãn, sông Hiền Lương…với dòng nước ngọt ngào, thắm đượm tình quê như những câu ca trong bài hát Câu hò bên bến Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Hay lời thơ “Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm” trong bài thơ Lời người người bên sông của tác giả cựu binh, nhà báo Lê Bá Dương viết khi ông về thăm chiến trường xưa, thả hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn.

Chưa hết, vùng đất được xem là “khúc ruột miền Trung” này không chỉ có vậy, nơi đây, còn có đảo Cồn Cỏ chất chứa với nhiều khung cảnh vừa bình yên, hoang dại và nhiều món ăn hải sản hấp dẫn hút hồn du khách về đây tham quan, khám phá. Ngoài ra, Quảng Trị cũng có những thác nước, hang động hùng vĩ như thác Tà Puồng, thác Chênh Vênh, thác Ồ Ồ, động Prai, hệ thống giếng cổ Gio An (được người Chăm Pa xây dựng cách đây hơn 5.000 năm)…

Không chỉ được thiên nhiên ưu ái cho nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt Quảng Trị còn là điểm đến của những du khách yêu chuộng hoà bình, yêu lịch sử và những du khách về đây thăm các địa danh lịch sử để thể hiện lòng thành kính tri ân những anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương ngã xuống để bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Quốc gia đường 9, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị….

Không chỉ có cảnh đẹp, con người Quảng Trị cũng gần gũi, mến khách và có sự chất phác thật thà của con người miền Trung. Ẩm thực Quảng Trị cũng có nhiều món ăn hấp dẫn, đa dạng và phong phú. Trong số đó có thể kể đến món Cháo cá Vạt giường Hải Lăng và Bún hến Mai Xá là 2 món ăn của Quảng Trị lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020-2021 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Cũng chính vì vậy mà theo Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Trị, hàng năm có trên dưới 2 triệu lượt khách về đây tham quan, lưu trú. Chỉ riêng các ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, Quảng Trị đã đón hơn 42.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó: Khách quốc tế: 300 lượt; Khách nội địa: 41.700 lượt, công suất phòng đạt 85% (đặc biệt tại các khu vực bãi biển có nơi đạt công suất 100%).

Chị Võ Thị Hồng Thắm, hướng dẫn viên du lịch Công ty lũ hành du lịch Green Traval Quảng Trị chia sẻ: “Năm nay, lượng khách đến với đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) tăng mạnh. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm đã có khoảng 1.000 lượt khách liên hệ, đăng ký tour du lịch đảo Cồn Cỏ thông qua công ty chúng tôi”.

Dưới đây là một số địa điểm danh lam, thắng cảnh, địa điểm lịch sử mà du khách cần “bỏ túi” khi đến Quảng Trị:

Đảo Cồn Cỏ

z3392558636759-47d7af60caf0b676f59c29bd7aaf4232-1651915308.jpg
z3392558644903-ca603b9eb6c2bc7aa2cc3b54bc029f5e-1651915372.jpg
z3392558643579-fd9de7c14f1577ef59413fbbcfe9ab60-1651915408.jpg
Khung cảnh bình yên trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Đoàn Thuận)
z3392558634879-44ce7925dc5cd23230f77c5efa2b00ab-1651915465.jpg
Cổng chào huyện đảo Cồn Cỏ  (Ảnh: Đoàn Thuận)

1-1651915795.jpg
Phương tiện đi lại trên của du khách trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Đoàn Thuận)
5047-untitled-1651915917.png
Cột cờ đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Đoàn Thuận)
z3392558641334-b0f78117f873fba56d5c4f8c142a5815-1651915974.jpg
z3392558646163-0b6c005a922c40a65516ff82e674de3f-1651916012.jpg
Các món hải sản nướng phục vụ du khách trên đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Đoàn Thuận)
z3392558647245-e8b8519da69393cb695586a379cf9fb5-1-1651916069.jpg
Ngọn hải đăng trên đảo Cồn Cỏ cũng là điểm đến được nhiều du khách đến thăm quan, check in (Ảnh: Đoàn Thuận)

Nằm cách đất liền (thị Trấn Cửa Việt) khoảng 30 km về phía Đông, đảo Cồn Cỏ là một địa điểm có nhiều cảnh đẹp, bình yên, hoang dại phù hợp cho du khách đến khám phá. Đến đây, du khách có dịp được thưởng thức nhiều món ăn ngon lạ như: Rông Nho, Hàu khổng lồ, cá Chuồn nướng....

Thành cổ Quảng Trị

z3392559051132-38db5ae5c7407ea16e2cd57e52cfe669-1651918495.jpg
Tượng đài thành cổ Quảng Trị (Ảnh: Đoàn Thuận)

Thành cổ Quảng Trị là địa điểm du lịch lịch sử. Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Ngoài ra, gắn liền liền với nhiều sự kiện lịch sử bảo vệ, giải phóng dân tộc. Trong đó có sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị... Du khách đến đây có dịp tham quan các công trình cổ, đài tưởng niệm hay những vết tích chiến tranh để lại.

Địa đạo Vĩnh Mốc

dia-dao-vm-1651916363.jpg
Hệ thống đường hầm địa đạo Vĩnh Mốc 

Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972. Khi đến đây du khách có dịp đi vào các đường hầm được đào bằng tay của quân và dân Vĩnh Linh trong thời chiến, thăm bảo tàng trưng bày các vật dụng để đào hầm,...

Nhà thờ Đức Mẹ La Vang

z3392559074318-9ada95865cc68e09f26926f1a5961e9c-1651916430.jpg
z3392559070466-527a89ac6a9ebd68cecfc60b490a85aa-1651916471.jpg
z3392559056238-ef5df241587d4be92803c21a561eb0e3-1651916522.jpg
Thánh địa La Vang (Ảnh: Đoàn Thuận)

La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam hiện nay công nhận.

Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ sông Bến Hải - cầu Hiền Lương

z3392559043906-52d72692e19ac684bccca82367218742-1651916593.jpg
850fe391c99508cb5184-1651916676.jpg
Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ sông Bến Hải - cầu Hiền Lương (Ảnh: Đoàn Thuận)

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải nằm giữa hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.

Hệ thống giếng cổ Gio An

z3392561584333-ae23551d90b98059f47e05e981becd0e-1651916778.jpg
Hệ thống giếng cổ Gio An được xây dựng từ thời Chăm Pa cách đây hơn 5.000 năm trước

Hệ thống giếng cổ Gio An được xây dựng từ thời Chăm Pa, toạ lạc tại xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang sở hữu một di sản đặc biệt. Đó là hệ thống giếng cổ Gio An có hàng nghìn năm tuổi, hiện vẫn được sử dụng hằng ngày vào việc ăn uống, sinh hoạt cho người dân và tưới mát ruộng đồng.

Sân bay Tà Cơn và nhà tù Lao Bảo

Sân bay Tà Cơn thuộc xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cách cửa khẩu Lao Bảo khoảng 20km và cách TP.Đông Hà khoảng 65km. Đây là điểm dừng chân quen thuộc với du khách trong và ngoài nước trên hành trình khám phá “tour DMZ” (du lịch vùng phi quân sự).

san-bay-ta-con-1651917004.jpg
Di tích sân bay Tà Cơn ở Lao Bảo
nha-tu-lao-bao-1651917060.jpg
Di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo

Di tích Nhà tù Lao Bảo hay còn gọi là Nhà đày Lao bảo nằm ở phía Tây Nam Đường 9, cạnh sông Sê Pôn, thuộc địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo; Cách thị trấn Khe Sanh - huyện ly huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 22 km về hướng Tây. Di tích đã được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 154/BVHTT, ngày 25/01/1991. 

Gần 40 năm tồn tại, nhà tù Lao Bảo đã giam cầm hàng ngàn chiến sĩ Cộng sản và yêu nước. Trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng chủ chốt, tiêu biểu như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dực, Lê Thế Hiếu, Đoàn Lân, Hồ Bá Kiện, Liêu Thanh, Trần Công Ái, Tố Hữu, Lê Chưởng…

Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tinh thần chịu đựng, kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống của những người yêu nước và chiến sĩ Cộng sản. Là bài học quý báu trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đèo Sa Mù

deo-sa-mu-1651917255.jpg
Đèo Sa Mù (ảnh Hướng Hoá Arte and vita)

Đèo Sa Mù là đèo trên Đường Hồ Chí Minh ở vùng giáp ranh xã Hướng Phùng và Hướng Việt huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đèo ở nơi tiếp giáp vùng thời tiết khác nhau của đông và tây Trường Sơn, nên thường có nhiệt độ mát lạnh và xuất hiện biển mây huyền ảo. Tên đèo đặt theo tên của suối Xê Samu, con suối khởi nguồn từ lưng đèo phía tây. Đây là con sông dài khoảng 43 km, thuộc lưu vực sông Mekong. Sông chảy theo hướng tây sang Lào, và đổ vào Sê Bănghiêng ở bản Vanghai.

Thác Chênh Vênh

thac-1651926212.jpg
Thác chênh vênh

Thác Chênh Vênh nằm trên dòng Xê Samu, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Thác cách thị trấn Khe Sanh khoảng 30km trên trục đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Thác Chênh Vênh là một trong những ngọn thác tuyệt đẹp và có cảnh quan hoang sơ khiến nhiều du khách tò mò và khám phá.

10. Hang động Prai

hang-dong-prai-1651926297.jpg
Động Prai

Động Prai có cấu trúc của một hang động điển hình, là loại hang khô, và có đoạn ngập nước; được tạo thành từ những núi đá vôi; bên trong có nhiều măng đá, tảng đá mòn, các hồ đá bìa… với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Càng vào trong hang càng rộng, có nhiều khối thạch nhũ đồ sộ với tuổi thọ hàng trăm năm. Động Prai, động và thác Tà Puồng nằm liền kề nhau, là những điểm đến vô cùng hấp dẫn và thú vị cho nhưng ai thích khám phá vẻ đẹp kỳ bí của núi rừng, thác nước và hang động.

Mũi Trèo

z3392558614274-6f55c80e030bfab0664cb9d8a479301f-1651917545.jpg
Mũi Trèo

Mũi Trèo cách trung tâm thành phố Đông Hà 40km theo hướng Bắc và cách quốc lộ 1A khoảng 20km theo hướng Tây. Nằm ở độ cao 30m so với mực nước biển, cát trắng và nắng vàng đẹp nên thơ. Là điểm đến của giới trẻ hiện nay nhưng vẫn còn rất hoang sơ, được bao bao bọc xung quanh bởi nửa rừng và nửa biển. Nơi đây được đánh giá là điểm đến thích hợp cho những du khách phương xa đặc biệt là đối với các bạn trẻ thích khám phá những vùng đất mới.

Bãi tắm Cửa Tùng

bien-cua-tung-1651917614.jpg
Bãi tắm Cửa Tùng

Cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 35km về phía Nam. Biển Cửa Tùng là một điểm đến lý tưởng bởi cảnh vật được ví như thiên đường nơi mặt đất với những bãi tắm đẹp đầy cuốn hút, chính vì thế biển Cửa Tùng được mệnh danh là “thiên đường của những bãi tắm” vì vẻ cuốn rũ và cảnh vật thơ mộng. Biển Cửa Tùng lại rất gần với di tích Địa đạo Vịnh Mốc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, di tích đôi bờ Hiền Lương. Chính vì những lí do đó mà biển Cửa Tùng là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và nghĩa trang Quốc gia Đường 9

nghia-trang-duong-9-1651926503.jpg
Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 (Ảnh: https://nghiatrangduong9.quangtri.gov.vn/)

Nằm bên cạnh đường quốc lộ 9, trên một vùng đồi thuộc địa bàn phường 4, thành phố Ðông Hà, cách trung tâm thành phố Đông Hà gần 6km về phía Tây. Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc qua Đường 9 là nơi yên nghỉ của hơn 9.500 (theo tài liệu khamphadisan.com.vn) các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

nghia-trang-truong-son-1651919968.jpeg
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn toạ lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15 thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, cách TP.Đông Hà khoảng 38km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A ( huyện Gio Linh) 20km. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977, có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước trong chiến tranh.

Ngày nay, Nghĩa Trang này là nơi an nghỉ của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công trình nhằm biết ơn, tôn vinh những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Trằm Trà Lộc

tram-tra-loc-anh-ta-bac-son-1651918191.jpg
Trằm Trà Lộc (Ảnh: Tạ Bắc Sơn)

Trằm Trà Lộc bao gồm một đầm nước rộng khoảng 10ha, xung quanh bao gồm đồng bằng và đầm lầy cùng với những cánh đồng nguyên sinh chạy theo hướng tây bắc – đông nam và thảm thực vật rộng 100ha nằm giữa vùng đồng bằng trũng bao quanh hình vòng cung bởi con sông Vĩnh Định, tiếp giáp với các xã Hải Thượng, Hải Ba, Hải Quy, Hải Vĩnh và cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Nam.

Đồi cát vàng Nhĩ Hạ

z3392558609606-8312a50bf5dd5e94b94aa2846d2ed263-1651918290.jpg
Đồi cát vàng Nhĩ Hạ

Nằm cách quốc lộ 1A, 10 km về phía Đông, đồi cát vàng thuộc địa phận thôn Nhĩ Hạ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong số rất ít đồi cát còn sót lại, có màu sắc rất đặc biệt – màu vàng óng ánh tuyệt đẹp.

Suối nước nóng Klu

suoi-nuoc-nong-klu-1651918393.jpg
Suối nước nóng Klu

Khu du lịch suối nước nóng Klu thuộc thôn Klu, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cách thành phố Đông Hà khoảng 50km, nằm nay trên trục đường Quốc Lộ 9 hướng về phía Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, khu du lịch cộng đồng Klu đã thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là những du khách thích cảm giác phiêu lưu, khám phá những điều mới mẻ./.

Đoàn Thuận