Lĩnh vực điện tử tạo dấu ấn tăng trưởng chủ đạo trong sản xuất công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Ngành công nghiệp Phú Thọ trong thời gian qua đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ tinh thần nỗ lực vượt khó, năng động, sáng tạo, các doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Phú Thọ đã duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Nổi bật là lĩnh vực điện tử đã tạo dấu ấn giữ vai trò chủ đạo trong 10 tháng của năm 2024.
modun-pt-1731168972.jpg
Dây chuyền sản xuất modun camera tại Namuga Phú Thọ.

Sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn

Hoạt động công nghiệp tuy còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, thị trường, lực lượng lao động,... nhưng nhờ hoạt động ổn định của các doanh nghiệp quy mô lớn với sản phẩm chủ đạo là các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử mà sản xuất vẫn duy trì tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 39,14% so với cùng kỳ năm trước. IIP tháng 10 năm 2024 ước tính tăng 36,42% so với tháng trước, trong có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 37,47%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí nước nóng, và điều hòa không khí giảm 1,39%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,43%. So với tháng cùng kỳ, IIP tăng 40,9%, tăng chủ yếu từ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 42,35%). 

Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng so với tháng trước ở 13/19 ngành, trong đó: Sản xuất thiết bị điện tăng 143,11%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 43,68%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 38,36%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 27,16%; sản xuất giày và sản phẩm từ giày tăng 14,62%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 13,56%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,77%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 4,61%; dệt tăng 4,56%; sản xuất thuốc, hoá dược liệu tăng 4,14%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,44%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phận cho xe tăng 1,07%

cn-pt-1731169143.jpg
Ngành điện tử - tin học - viễn thông.

Sản xuất tăng với tháng cùng kỳ ở các ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 118,16%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 92,14%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 85,19%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 74,65%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 33,33%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 21,76%; sản xuất thiết bị điện tăng 16,61%;...

Các ngành còn lại sản xuất giảm như: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 51,83%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 40,39%; dệt giảm 35,68%; sản xuất trang phục giảm 35,02%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 20,53%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 18,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 16,27%; sản xuất giày và sản phẩm từ giày giảm 12,15%; sản xuất phụ tùng và bộ phận cho xe có động cơ giảm 5,57%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 4,84%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 3,91%. 

Sau 10 tháng, IIP tăng 39,14% so với cùng kỳ, trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 24,18%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 40,74%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước nóng, điều hòa không khí tăng 10,63%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,49%.

Lĩnh vực công nghiệp điện tử giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng IIP

Đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng IIP 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học với mức tăng đạt 59,88%. Bên cạnh đó còn các ngành sản xuất tăng như: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 37,97%; sản xuất sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 14,94%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 9,29%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phận cho xe có động cơ tăng 7,18%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,61%; sản xuất giày và sản phẩm từ giày tăng 3,86%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 3,35%;...

Các ngành còn lại, nhất là những ngành công nghiệp truyền thống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 21,75%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 15,46%; dệt giảm 14,23%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 12,53%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 12,38%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 6,71%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 3,43%; sản xuất trang phục giảm 2,18%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,01%.

giay-vt-1731168946.jpg
Công ty cổ phần Giấy Việt Trì ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động sản xuất.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ: Máy tính xách tay (kể cả notebook và subnotebook) ước  đạt 13 triệu sản phẩm, tăng 118,8%; phân Supe Photphat (P2O5) ước đạt 348,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2%; mạch điện tử tích hợp ước đạt 56,6 triệu sản phẩm, tăng 2,7%; phân NPK ước đạt 343,1 nghìn tỷ, tăng 6,5%; giày và bìa các loại ước đạt 221,4 nghìn tỷ, tăng 3,9%; nước máy ước đạt 35,6 triệu m3, tăng 8%; sản phẩm bằng plastic ước đạt 114,9 nghìn tỷ, tăng 4,1%; bia chai, bia đóng lon ước đạt 63,6 triệu lít, tăng 3,2%; chè ước đạt 43 nghìn tỷ, tăng 1,9%; quần áo may sẵn ước đạt 83,3 triệu sản phẩm, giảm 1,4%;...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 10 năm 2024 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng cùng kỳ năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 7,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 6,1%. Phân theo ngành kinh tế, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 21,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, và điều hoà không khí tăng 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,4%. 

Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 năm 2024 có lao động tăng so với cùng kỳ giảm: Sản xuất thiết bị điện tăng 77,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 27,1%; sản xuất máy móc, thiết bị tăng 15,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phận cho xe có tăng 3,9%. Các ngành còn lại, lao động giảm: Dệt giảm 31,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 18,2%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 16,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 10,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 10%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 7,5%; sản xuất giày và sản phẩm từ giày giảm 5,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 5,1%; in, sao chép các loại giảm 1,5%; sản xuấtt sản phẩm từ cao su và plastic giảm 0,8%.

Có thể thấy, trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp cùng sự đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh đã giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô ngày càng lớn mạnh, bền vững. Nhờ đó, sẽ góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế GRDP của tỉnh./.

Kim Bằng