Phú Thọ giữ nhịp phát triển, duy trì xu hướng tích cực tạo đà tăng trưởng khả quan

Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp của Chính phủ, về cơ bản kinh tế 9 tháng năm 2024 của tỉnh Phú Thọ tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước; các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng khả quan cho cả năm.
viet-tri-1729176272.jpg
Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có sự tăng trưởng.

Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương,...

Khơi thông nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai do biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp của Chính phủ mà về cơ bản kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 tỉnh Phú Thọ tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước; các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo.

Cụ thể: Các Chi nhánh ngân hàng, Tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cấp trên, mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ với mức dao động từ 0,1-0,8%/năm; các mức huy động cụ thể: 1,6- 4,7%/năm (kỳ hạn 1 đến 5 tháng); 2,5%-5,1%/năm (kỳ hạn 6 tháng đến 9 tháng); 4,2%-6,0%/năm (kỳ hạn 12 tháng đến 18 tháng); 4,2%-5,9%/năm (kỳ hạn 24 tháng); 4,7%/năm (kỳ hạn 36 tháng). 

Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân của một số ngân hàng giảm nhẹ; lãi suất cho vay áp dụng với đối tượng ưu tiên từ 3,5%-6,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn đối tượng sản xuất kinh doanh (SXKD) phổ biến từ 5,7%-9%/năm, cho vay tiêu dùng phổ biến từ 6,0-10,0%/năm; lãi suất cho vay trung hạn đối tượng SXKD phổ biến từ 6,2-10,5%/năm, cho vay tiêu dùng phổ biến từ 6,45-11,0%/năm; lãi suất cho vay dài hạn đối tượng SXKD phổ biến từ 6,45-11,5%/năm, cho vay tiêu dùng phổ biến từ 6,6-12,5%/năm.

Nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 94.922 tỷ đồng; tăng 6.332 tỷ đồng (tăng 7,15%) so với cuối năm 2023 (so cùng kỳ tăng 9.793 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,5%). Trong đó: Tiền gửi Việt Nam Đồng đạt 92.383 tỷ đồng, tăng 5.309 tỷ đồng (tăng 6,1%) so với cuối năm 2023; tiền gửi ngoại tệ đạt 2.539 tỷ đồng, tăng 1.023 tỷ đồng (tăng 67,5%) so với cuối năm 2023.Dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 108.034 tỷ đồng, tăng 3.477 tỷ đồng (tăng 3,33%) so với cuối năm 2023 (so cùng kỳ tăng 6.766 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,68%). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn 67.901 tỷ đồng, tăng 3.990 tỷ đồng (tăng 6,24%) so với cuối năm 2023; Trung và dài hạn đạt 40.133 tỷ đồng, giảm 513 tỷ đồng (giảm 1,26%) so với cuối năm 2023. 

Nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) là 873 tỷ đồng, chiếm 0,81%/Tổng dư nợ toàn địa bàn, nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát của các Chi nhánh ngân hàng, Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 trên địa bàn tăng so với tháng trước tập trung chủ yếu ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Bình quân 9 tháng CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ.CPI tháng 9/2024 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,86% so với tháng 12 năm trước (sau 9 tháng), tăng 2,86% so với tháng cùng kỳ (sau 12 tháng).

Với chỉ số giá tiêu dùng (%), các nhóm hàng làm tăng chỉ số CPI tháng này so với tháng trước bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1% (lương thực tăng 1,05%; thực phẩm tăng 1,18%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%); bưu chính viễn thông tăng 0,65% (thiết bị điện thoại tăng 2,28%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51% (tủ lạnh tăng 0,43%; thiết bị khác tăng 0,53%; đồ dùng trong nhà tăng 0,59%. Dịch vụ trong gia đình tăng 1,07%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,44% (nhà ở thuê tăng 0,87%; giá nước sinh hoạt tăng 0,75%; gas tăng 1,52%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,23%); may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,29% (quần áo may sẵn tăng 0,34%; giày dép tăng 0,26%); hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,13% (hàng hóa và dịch vụ cho các nhân tăng 0,13%; hiếu hỉ tăng 0,2%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09% (thuốc các loại tăng 0,32%; dụng cụ y tế tăng 0,61%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,08% (rượu các loại tăng 0,45%); giáo dục tăng 0,05% (sản phẩm từ giấy tăng 0,21%; sách giáo khoa tăng 0,5%; bút viết các loại tăng 0,14%; văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,26%).

So với tháng cùng kỳ CPI tăng ở các nhóm hàng: Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 8,2%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,15%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,35%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,58%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,26%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,76%; giáo dục tăng 0,25%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%. Bình quân quý III/2024, CPI tăng 3,42% so với cùng kỳ, trong đó: Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 8,43%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,99%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,4%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,43%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,62%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,63%; giáo dục tăng 0,52%.

Sau 9 tháng, CPI bình quân tăng 4,04% so với cùng kỳ, trong đó: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 8,1%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 7,34%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,81%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,13%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,82%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,68%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,45%; giao thông tăng 0,84%; giáo dục tăng 0,72%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,13%;... Chỉ số giá Vàng bình quân 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng 29,84%; chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 6,71%.

Giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện có hiệu quả

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện có hiệu quả, tính đến hết tháng 9 năm 2024, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt trên 3,8 tỷ đồng, bằng 63,9% kế hoạch năm. Qua đó tạo động lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, góp phần đưa tổng vốn đầu tư 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 34,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. 

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn: Trong quý III, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.862,1 tỷ đồng, tăng 10,4% so với quý trước và tăng 8,3% so với quý cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 8.192,8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2.497,7 tỷ đồng, tăng 0,3%; vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 2.171,6 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ (riêng nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.441,4 tỷ đồng, tăng 15,1% so với quý cùng năm trước).

Có thể nói, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế 9 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều khởi sắc. Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, công nghiệp, xuất khẩu tăng cao; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đóng góp  tích cực cho tăng trưởng chung toàn tỉnh - cao nhất từ đầu năm tới nay./.

Kim Bằng