Nông nghiệp Hưng Yên: Nỗ lực vươn lên trong đại dịch Covid-19

​​​​​​​Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên vẫn đạt được những kết quả tích cực, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng trưởng 2,78% so với năm 2020.

Những thành tựu trong năm 2021.

Năm 2020, UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 27/08/2020 phê duyệt “Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tạp trung trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2020-2025” với mục tiêu chung là: Phát triển cây ăn quả theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, đạt năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho các hộ sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu nghành nông nghiệp.

hy-1-1640769727.jpg
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh Hưng Yên thăm mô hình trồng nhãn ở xã Hồng Nam- Thành phố Hưng Yên

Thực hiện theo chủ trương của Tinh, trong năm qua Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên đã đạt được những thành tựu nhất định. Ông Nguyễn Văn Tráng phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết: “Trong năm qua giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 5.380 tỷ đồng, tăng trưởng 1,024% so với năm 2020. Chăn nuôi phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất ước đạt 6.055 tỷ đồng, tăng trưởng 3.04%. Các hoạt động thủy sản cũng được duy trì ở mức ổn định, sản lượng đạt 51.240 tấn, tăng 5.0% so với năm 2020”.

Thành lập mới được 21 Hợp tác xã và 140 Tổ hợp tác, nâng tổng số 339 Hợp tác xã, duy trì 175 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như (chuỗi sản xuất, thiêu thụ rau an toàn, chuỗi sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, chuỗi sản xuất, tiêu thụ nhãn, cá lồng,...). Đánh giá, xếp hạng được 69 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, nâng tổng số lên 169 sản phẩm được đánh giá.

Năm 2021, có thêm 8-10 khu dân cư được công nhận khu dân cư kiểu mẫu, có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số lên 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đang thẩm định 25 xã nông thôn mới nâng cao, 7 nông thôn mới kiểu mẫu đề trình UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định của tỉnh trong thời gian tới. Tỷ lệ số hộ dân nông thôn có điều kiện sử dụng nước sạch đạt 92%.

hy2-1640769893.jpg
Lãnh đạo sở NN và PT NT  thăm Mô hình trình diễn giống lúa tại xã Đức Thắng, Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Chứng nhận VietGap và xúc tiến thương mại: Đã cấp chứng nhận cho gần 1.000ha trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGap, nâng tổng số đạt tiêu chuẩn VietGap lên 3.300 ha. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn, vải, cam, chuối và các sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử....

Sàng lọc tiêu chí, đẩy mạnh các sản phẩm OCOP trong năm 2022.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, là giải pháp nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tại Hưng Yên, để triển khai thực hiện chương trình, sở Nông nghiệp và PTNN đã tham mưu UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 tại quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 26/03/2019. Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP gồm 6 ngành hàng: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất- trang trí, và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Tiêu chí đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/08/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm.

hy-4-1640770112.jpg
Biểu tượng cây vải Trứng xã Phan Sào Nam- huyện Phủ Cừ- Hưng Yên

Những khó khăn của nghành nông nghiệp của Hưng yên trong năm mới.

Ông Nguyễn Văn Tráng phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên chia sẻ: “Năm 2021 vừa qua nghành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong năm mới Nhâm Dần, cùng với người dân, nghành nông nghiệp tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian gian tới như: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tác động của biến đổi khí hậu, khu công nghiệp và người nông dân là những đối tượng tổn thương đầu tiên từ những thách thức này. Ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Lực lượng lao động nông thôn phân tán, chất lượng lao động còn ở mức thấp. Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt là vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.”.

Dương Minh