Lý do bị cưỡng chế của Asanzo là nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với số tiền bị cưỡng chế trên 47 tỷ đồng.
Quyết định có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 19/12/2022. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Tháng 6/2019, Asanzo vướng vào nghi vấn "hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam". CEO Phạm Văn Tam khi đó lên tiếng rằng sản phẩm Asanzo không phải "Made in Việt Nam", mà có những linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó sản phẩm đã dán nhãn "xuất xứ tại Việt Nam". Tuy nhiên, điều này vẫn không khiến doanh nghiệp tránh khỏi sự quay lưng của nhiều đối tác và đại dịch Covid-19 khiến thị trường đóng băng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của Asanzo.
Liên tục đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế
Cuối năm 2021, Asanzo công bố đầu tư 2.000 tỷ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ.
Tháng 11 vừa qua Asanzo khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Asanzo (R&D) với tổng vốn đầu tư ban đầu 150 tỉ đồng, tại TP HCM.
Mặc dù liên tục có những hoạt động đầu tư với số tiền cực khủng, nhưng khó hiểu là doanh nghiệp này vẫn không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo có địa chỉ tại Tòa nhà Flemington Tower 182 Lê Đại Hành, phường 15, Quận 11, TP HCM, mã số thuế: 0314074316, công ty được thành lập với vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Trong đó, ông Phạm Văn Tam đã góp tới 90% số vốn điều lệ, tương đương với 90 tỉ đồng. 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác.
Asanzo tập trung vào các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện gia dụng trong gia đình như tivi, điện thoại, tủ đông lạnh máy điều hòa, quạt làm mát không khí... Trong đó, tivi là mặt hàng chủ lực với lượng tiêu thụ liên tục tăng trưởng qua các năm.
Theo công bố trên trang web của doanh nghiệp, hiện nay tivi đang chiếm 90,3% cơ cấu hàng hoá của doanh nghiệp, các mặt hàng điện lạnh chiếm 5,8%, còn lại 3,9% là điện gia dụng.