Những chuyện đánh hổ trở thành huyền thoại

Tuy là một truyện kể về những danh nhân lịch sử, nhưng câu chuyện vẫn mang vẻ bình dị, tự nhiên của một truyện cổ tích thú vị.
phunghun-0756220-1643794864.jpg
Phùng Hưng đả hổ

Phùng Hưng - người hùng “đả hổ” đất Đường Lâm

Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội).

Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô tuấn tú, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể đánh trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải và em út là Phùng Dĩnh. Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách hơn người. Ông chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam viết nên truyền thuyết “anh hùng đả hổ”.

Chuyện kể rằng thuở Phùng Hưng đang thời trai tráng, bỗng vùng Đường Lâm, Hà Tây quê ông có một con hổ dữ từ rừng về giết người, bắt gia súc, khiến mọi người hết sức hoang mang sợ hãi. Phùng Hưng bèn tìm cách trị hổ cứu dân.

Vài ngày sau, khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, người anh hùng đất Đường Lâm một mình vào rừng tiêu diệt chúa Sơn Lâm. Ông làm con bù nhìn bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện. Hổ đi qua thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm.

Vài lần như thế, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Một hôm trời nhá nhem tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm, nín thờ chờ chúa cọp dữ xuất hiện.

Khi hổ tới gần, hơi bùn non át hơi người nên chúa Sơn Lâm không phân biệt được, cứ đảo qua như mọi khi. Phùng Hưng chỉ chờ có vậy, bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, tiếp sau đó ông dùng ngón tay chọc mù đôi mắt của cọp dữ và quần thảo với con quái vật suốt một thời gian dài.

Khi thấy con hổ đã đuối sức, ông dùng đá giáng một cú thôi sơn lên sọ. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ từ đó Phùng Hưng nổi tiếng khắp vùng.

bui-thi-xuan-1643795023.jpg
Nữ tướng Bùi Thị Xuân

Giết hổ cứu người nên duyên

Bùi Thị Xuân càng lớn càng xinh đẹp. Thanh niên quyền quý tứ phương tìm đến nhưng phần đông trông thấy mặt bà thì “run như thần tử thấy long nhan”, vì trong vẻ đẹp kiều diễm luôn chứa đựng vẻ uy nghi, làm nhiều người khiếp sợ.

Những chàng trai nhát gan “vừa đến sân đã lùi khỏi ngõ, người có ít nhiều bản lĩnh thường bị bà hỏi vài câu về văn, võ thì lưỡi tự nhiên cứng lại”. Vậy nên, đến năm 20 tuổi, bà vẫn chưa tìm được ý trung nhân cho mình.

Sách Nhà Tây Sơn chép rằng một hôm, Bùi Thị Xuân cùng một số chị em đi săn ở núi Thuận Ninh (Tây Sơn, Bình Định), gặp một tráng sĩ đang đánh nhau với con mãnh hổ. Người này đầy máu, sức đã sắp đuối, trong khi hổ hung hăng tấn công ráo riết. Không cần suy nghĩ, Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng rồi rút song kiếm xông vào đánh hổ cứu người. Sau một hồi quần thảo, bị bà chém trúng, con hổ chạy trốn vào rừng sâu.

Sau khi đánh đuổi được hổ dữ, bà quay lại băng cứu vết thương cho tráng sĩ. Hỏi tên thì biết đó là Trần Quang Diệu, người huyện Hoài Ân, vốn là đệ tử của võ sư Diệp Đình Tòng. Trần Quang Diệu trên đường tìm đến nghĩa quân của Nguyễn Nhạc, không may gặp hổ dữ. Nếu không gặp Bùi Thị Xuân, ông có thể đã bỏ mạng.

Cảm phục ý chí của chàng trai trẻ, Bùi Thị Xuân đưa Trần Quang Diệu đến gia nhập nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Nhạc. Sau này, cũng chính nhờ sự mai mối của Nguyễn Nhạc, hai người đã nên duyên, trở thành vợ chồng.

hinh-nen-dien-thoai-con-ho-dep-819x1024-1643795125.jpg
Minh họa

Tay không đánh chết hai hổ dữ

Người viết lên huyền thoại bất tử còn mãi với thời gian ấy chính là Võ sư Mùi Đen, đệ tử ruột của cụ Cử Tốn (Cử nhân võ học cuối cùng thời kỳ phong kiến ở Việt Nam). Truyện kể rằng, vốn có tố chất thông minh lại đam mê võ thuật, Mùi Đen đã sớm theo cụ Cử Tốn học võ, trước là để rèn luyện sức khỏe sau là để đánh giặc.

Thời bấy giời võ sư Mùi Đen được ví như người anh hùng bất khả chiến bại của bán đảo Đông Dương, khi không có đổi thủ trong khu vực Đông Nam Á, các sới võ Campuchia, Lào, Thái Lan, Hồng Kông… không nơi nào không ghi dấu chiến tích của cụ. Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất của Mùi Đen không phải là những lần hạ gục đối thủ trên sàn đấu ở các nước láng giềng mà chính là huyền thoại tay không đánh chết hai con hổ dữ giữa lòng Thủ đô.

Giai thoại kể lại rằng, trước năm 1945, Việt Nam bị Đế quốc Pháp đô hộ, bọn chúng nên đã ban hành luật cấm tập võ trong cả nước. Bất chấp lệnh cấm gắt gao của chính quyền thực dân, cụ Cử Tốn vẫn âm thầm mở lò võ và nhận đệ tử truyền dạy võ học. Trong đám đệ tử của cụ Cử Tốn thời đó nổi tiếng nhất là cụ Mùi Đen, học trò xuất sắc nhất của Chí tôn võ học Việt Nam thời bấy giờ.

Biết tin cụ Cử Tốn mỏ lò võ nhưng thực dân Pháp không dám công khai đàn áp và bắt bớ bởi danh tiếng và vị thế của Cử Tốn lúc đó rất lớn, chúng liền áp dụng kế sách “mượn đao giết giặc” nhằm tiễu trừ cụ.

Thực dân Pháp liền loan tin thông báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn sẽ được thưởng hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Tuy nhiên khi thi đấu bắt buộc phải có kẻ sống, người chết trận đấu mới được dừng lại.

Cụ Cử Tốn và đệ tử Mùi Đen đã gặp nhau bàn bạc kế hoạch đối phó.

Hai thầy trò quyết định diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” thời xưa và người được lựa chọn để đánh hổ không phải ai khác chính là Mùi Đen, học trò cưng của cụ Cử Tốn. Hôm đó sau khi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người hiếu kỳ cùng hàng trăm lính Pháp, ở sở thú Hà Nội, trong một ngày chủ nhật kín người.

Cụ Cử Tốn thông báo ý nghĩa của việc làm hôm nay. Tiếp đó, cụ Mùi Đen đích thân lên võ đài và đối thủ của cụ chính là một con hổ đói, đang nhe lanh múa vuốt khí thế như muốn nút chửng con mồi.

Sau một tiếng gầm kinh người con mãnh thú lao người về phía trước chồm lên người võ sĩ tay không tấc sắt. Nhanh như chớp, cụ Mùi Đen xoay người tránh được cú vồ đáng sợ của chú Sơn Lâm, đồng thời tặng cho mãnh thú một cú đá ngàn cân vào bụng con hổ dữ, khiến con hồ ngã nhoài tức tối. Hổ dữ liền lao về đối thủ tấn công tới tấp với những cú tát trời giáng nhưng vốn có thân thủ phi phàm và võ công cao cường, võ sư Mùi Đen liền lùi lại phía sau đồng thời tặng cho mãnh thú một cú đấm cực mạnh vào đầu.

Thấy đối thủ dính đòn bị té nhào, biết rằng thời cơ đã tới, cụ Mùi Đen nhanh chóng tiến tới dùng tay trái siết chặt cổ con mãnh thú đồng thời dùng tay thuận chọc mù đôi mắt của chúa Sơn Lâm, tiếp đó dùng bàn tay thép chặt ngang yết hầu vốn là điểm yếu nhất của hổ dữ, khiến cho mãnh thú không thể cắm ngoạm phản kháng.

Liền sau đó là hàng chục cú đấm thôi sơn dáng xuống đầu con cọp dữ, sau hơn hai mươi phút dính đòn, con hổ đói vỡ sọ mà chết. Sau khi hạ gục mãnh thú, nghỉ ngơi chừng nửa tiếng, cụ Mùi Đen tiếp tục bước vào trận chiến thứ hai, con hổ lần này còn to và dữ hơn con trước, là một con cọp cái và đã hơn một tuần chưa có thức ăn.

Trận chiến lần này thậm chí còn diễn ra quyết liệt hơn lần trước gấp nhiều lần tuy nhiên sau một giờ giao chiến, phần thắng vẫn thuộc về võ sư người Việt, khiến cho người dân và cả bọn quan Pháp chỉ còn biết tái mặt và khâm phục.

Sau khi viết lên điển tích tay không giết một lúc hai hổ dữ, tên tuổi của Mùi Đen lan truyền khắp nơi, các võ sĩ trong và ngoài nước không còn ai nghĩ tới chuyện thách đấu với cụ Cử Tốn nữa, bởi họ cho rằng, Mùi Đen mới chỉ là học trò của Cử Tốn mà có thể tay không giết hổ dữ, thì Cử Tốn chắc hẳn võ công còn thâm hậu hơn gấp bội, thế nên nếu thách đấu chẳng khác nào tìm đường tự sát./.

QT ST