Nâng cao kiến thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế và các FTA cho các cơ quan, doanh nghiệp

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu... Khóa đào tạo nhằm tăng cường kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với chủ đề: “Khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thương mại điện tử và logistics”.
dao-tao-fta-3-1733236264.jpg
Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu...

Phát biểu tại buổi Khai mạc, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết đây là khóa đầu tiên trong chuỗi 04 khóa đào tạo ngắn hạn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Quỹ đặc biệt trong vòng khuôn khổ Sáng kiến ​​Hợp tác Mê Kông-Lan Thương (MLC).

Các khóa học này được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức công chức, viên chức, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, tập trung vào các chủ đề, bao gồm: cập nhật xu hướng trong xu hướng hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, các FTA và phi thuế quan rào cản; hoạt động xuất nhập khẩu; hoạt động logistics toàn diện và quản lý chuỗi cung ứng; sự phát triển của thương mại điện tử khu vực và thế giới xu hướng và cam kết mới trong các FTA của Việt Nam…

Nhấn mạnh tầm quan trọng của khóa học, bà Phùng Thị Lan Phương, chuyên gia cao cấp Công ty tư vấn đầu tư và tận dụng hiệp định Thương mại tự do KTP cho biết xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự tham gia của các nước Mê Công-Lan Thương vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang ngày càng sâu và rộng hơn.

dao-tao-fta-5-1733236291.jpg
Nội dung cam kết của các FTA ngày càng sâu và phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý trong lĩnh vực này cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp cần được đào tạo để tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định này. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Việt Nam đã và đang tham gia vào 20 FTA trong khuôn khổ song phương và đa phương (trong đó có 16 FTA đã có hiệu lực với 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA). Các quốc gia khác cũng thuộc khu vực ven sông Mê Công-Lan Thương cũng đã tham gia hàng chục các hiệp định thương mại tự do, đồng thời là thành viên chung của nhiều hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN với các nước đối tác.

Hơn nữa, nội dung cam kết của các FTA ngày càng sâu và phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý trong lĩnh vực này cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp cần được đào tạo để tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định này.

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức ích giúp cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý và giới nghiên cứu có liên quan tới xuất nhập khẩu giữa các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam có thêm nhiều cơ hội chia sẻ kiến thức, kỹ năng và trao đổi thực tiễn. Qua đó, khóa đào tạo này sẽ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện, trường tại các nước thuộc khu vực Mê Công-Lan Thương.

dao-tao-fta-1-1733236340.jpg
Các khóa học này được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức công chức, viên chức, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, khóa đào tạo sẽ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về các cam kết quốc tế, chính sách và quy định trong nước cho đội ngũ cán bộ tham gia khóa học, giúp các học viên nâng cao năng lực quản lý cũng như việc hoạch định chiến lược, chính sách trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tối ưu và hiệu quả hơn, từ đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng tiếp cận thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

"Khóa học còn góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia riêng và giữa các quốc gia với thế giới nói chung, từ đó thúc đẩy hợp tác Mê Công-Lan Thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững hơn," bà Phùng Thị Lan Phương nói.

Tại phần thảo luận và trao đổi kinh nghiệm, các học viên đã chia sẻ cởi mở về những ngành nghề cụ thể, các khó khăn vướng mắc gặp phải và kỳ vọng mà Khóa đào tạo mang lại, từ đó giảng viên nắm bắt thực sự nhu cầu thông tin của doanh nghiệp cũng như giải đáp các thắc mắc có liên quan.

Đồng thời, các học viên bày tỏ mong muốn tiếp thu các kiến thức và kỹ năng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hoặc các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong các buổi học sau của khóa học này./.

Bình Châu