Nâng cao giá trị và kết nối tiêu thụ nông sản cho Tây Nguyên

  Đại dịch Covid-19 bùng phát liên tiếp lần thứ 4 đã tác động không nhỏ đến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Những đợt giãn cách kéo dài ở những tỉnh thành Miền Nam ( gồm 19 tỉnh thành) và Thành phố Hồ Chí Minh  - Nơi tiêu thụ hầu hết các sản phẩm nông nghiệp từ các địa phương đã bị đứt gãy chuỗi cung ứng

 Do dịch Covid lây nhiểm quá nhanh và trên diện rộng nên các tỉnh, thành kiểm soát chặt vận chuyển, lưu thông hàng hóa; thương lái hạn chế thu mua dẫn đến tình trạng hàng hóa không tiêu thụ được, trong khi nhu cầu của người dân thành phố lại rất cấp thiết, thiếu rau, củ, quả trầm trọng. Do vậy, ngày 21/9/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 26/TTg về việc thúc đảy sản xuất, lưu thông, tiêu thu và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bênh Covid 19 là rất kịp thời.

  Thực trạng của nông sản Tây Nguyên                                                                  

       Tây Nguyên có 5 tỉnh gồm Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Đak Nông và Lâm Đồng, hiện nay đang vào vụ thu hoạch của các nông sản như : Sầu riêng, bơ các loại rau củ quả ngắn ngày nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ do không kết nối được đầu ra ổn định.

        Đến đầu tháng 9, Đắk Lắk tiêu thụ được hơn 40.000 tấn sầu riêng, đạt khoảng 40% sản lượng cả vụ. Bơ tiêu thụ khoảng 58.500 tấn, đạt hơn 70% sản lượng. Cả hai loại trái cây đều chỉ tiêu thụ nội địa (100%). Giá sầu riêng và bơ trong vụ mùa năm nay đều giảm từ 20% đến 30% so với mùa vụ năm 2020.

sau-riengjpg-1633584978.crdownload

                   Thu hoạch sầu riêng Daklak niên vụ 2021 ( Ảnh báo Đăk Lắc)

       Dịch bệnh COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác, xúc tiến thương mại cũng như hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp,… Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản trên địa bàn đều hoạt động cầm chừng, thủ tục xuất khẩu sang các nước gặp khó khăn hơn, thời gian thông quan kéo dài hơn trước lúc có dịch. Các hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu như Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ,… phải tạm hoãn hoặc không tổ chức ảnh hưởng đến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

 Tỉnh Kon Tum có sản phẩm đặc trưng Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là quốc bảo với 1006,6 ha, là địa phương triển khai rất hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm, đã có 109 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao, trong đó đã có 01 sản phẩm là Cà phê Đăk Măk đã được công nhận 5 sao và 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Với một số sản phẩm đặc trưng như Sâm dây tươi, sâm dây khô, Sâm dây ngâm mật ong, các loại cà phê, trà túi lọc , khổ qua rừng, các sản phẩm trái cây, rau củ quả đã và đang được người tiêu dùng rất ưa chuông nhưng cũng bị đứt gãy thị trường tiêu thụ do dịch covid 19 tái bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.

sam-ngoc-linh-2-1633570433.jpg

Sâm Ngọc Linh

      Tỉnh Lâm Đồng nằm về phía Nam khu vực Tây Nguyên, cùng với phát triển du lịch lâu đời, Lâm Đồng có có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 300.000ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ước đạt trên 60.000ha, chiếm 20% diện tích đất canh tác; là địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp an toàn gắn với tiêu thụ nông sản và kiểm soát chất lượng theo chuỗi an toàn. Hiện toàn tỉnh có 175 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ được hợp đồng liên kết lâu dài; công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản được quan tâm, đã có 22 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền; đặc biệt thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, tính đến tháng 9/2021 tỉnh Lâm Đồng đã có 131 sản phẩm OCOP (5 sao 7 sản phẩm, 4 sao 66 sản phẩm, 3 sao 58 sản phẩm).

 Hiện tại Lâm Đồng rất mong muốn có sự đầu tư của các cơ sở sơ chế và đóng gói , bao bì nhãn mác cho các sản phẩm về rau, củ, quả, hoa tại Lâm Đồng để kết nối, cung cấp một sản lượng lớn cho các thành phố lớn và thị trường nội địa, các siêu thị, cửa hàng…

 Chế biến sâu để nâng cao giá trị cho nông sản Tây Nguyên

 Đứng trước những khó khăn chồng chất do dịch bệnh và đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài,  một giải pháp được đặt ra cho thời điểm hiện tại đối với các sản phẩm nông sản Tây Nguyên là cần phải khai thác triệt để các thế mạnh từ những sản phẩm nhiệt đới đặc trưng, tìm hiểu nhu cầu thị trường để kết nối, đưa những sản phẩm nguyên liệu sạch được chế biến sâu , tạo ra những sản phẩm có giá trị sau khi thu hoạch và chế biến kịp thời như :

      + Đối với Sầu riêng : Cần triển khai các kho cấp đông công suất lớn để trữ lại sản lượng sầu riêng chính vụ, kéo dài được thời gian bảo quản cho trái sầu riêng tươi bằng hình thức cấp đông nguyên trái hoặc cấp đông tách múi dể tăng thời gian bảo quản,nâng cao chất lượng và kết nối tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu.        Ngoài ra, có thể gia tăng giá trị bằng hình thức sử dụng để làm bột sầu riêng, cung cấp cho thị trường xuất khẩu.    

        + Đối với quả : Ngoài việc kinh doanh quả tươi sẽ gặp rất nhiều vấn đề về thời gian bảo quản, thời gian vận chuyển tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng, tất cả đều phải có một kế hoạch và theo dõi sát sao, để đảm bảo chất lượng trái cây tươi đến tay người tiêu dùng được ngon nhất, chất lượng nhất.

  Cũng cần có những nghiên cứu để làm bột bơ, nguyên liệu làm bánh, cung cấp cho nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, các chế phẩm tinh dầu bơ những sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra thị trường tiêu thụ như : các loại nước uống, các loại bánh và có thể kết hợp nhiều sản phẩm tiện dụng khác từ quả bơ. Ngoài ra, giải pháp đầu tư các nhà máy sơ chế, cấp đông và chế biến đóng tại địa phương, gần vùng nguyên liệu còn góp phần giải quyết được nhiều bài toán về chất lượng nông sản ngay sau khi thu hoạch, sơ chế ban đầu và bảo quản, cung ứng kịp thời theo nhu cầu thị trường, sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá khi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và tối ưu hoá toàn bộ quy trình sản xuất tập trung. Đây cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay và đưa lại hiệu quả cao như New zealand đã làm. Các tỉnh Tây Nguyên đã có vùng nguyên liệu ổn định đầy tiềm năng đang chờ đón cơ hội này.

 Kết nối tiêu thụ nông sản tại Tây Nguyên

  Đứng trước những khó khăn và thách thức của dịch Covid-19 và những thay đổi về thị trường khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đồng thời thói quen và hành vi tiêu dùng cũng thay đổi trong giai đoạn này với những rào cản siết chặt do các biện pháp phòng chống dịch của các địa phương đã tác động không nhỏ đến việc thay đổi về tư duy, cách làm và sự nhạy bén để chuyển đổi.

  Ngay lúc này, cần phải có sự phối hợp và gắn kết chặt chẽ tất cả các mắc xích trong chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu, lập kế hoạch cho việc trồng những loại cây trồng, nuôi những loại vật nuôi nào… cho đến cơ quan quản lý nhà nước, nhà thương mại và kết nối xúc tiến xuất khẩu cũng cần có một sự phối hợp liền mạch và kịp thời.

       Với những khó khăn và thách thức như vậy, cần nghiên cứu nhân rộng cách làm của Công ty cổ phần thực phẩm Sunhee với vai trò là đơn vị điều phối và kết nối những giá trị cùng những lợi thế -  thế mạnh của từng đơn vị đã tạo ra được một mối liên kết về kết nối tiêu thụ sản phẩm điển hình cho việc xuất khẩu nông sản và tạo ra giá trị cao cho sản phẩm nông sản, là một  đơn vị  chuyên kinh doanh các loại nước uống dinh dưỡng sức khỏe từ nguyên liệu Nông Nghiệp Việt Nam như Nước Gạo Sun Hee, Nước Trái Cây Sun Hee.

   HTX DV NN Cư Né Là đơn vị triển khai, lập các kế hoạch phát triển vùng trồng đạt tiêu chuẩn , cam kết không tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản.Phối hợp tổ chức số hóa nông nghiệp và giám sát thành viên tham gia đề án với diện tích 700 ha

  Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và phát triển vật tư nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao kỹ thuật canh tác hữu cơ và cung cấp vật tư nông nghiệp chất lượng cao cho các vùng trồng của Công Ty TNHH NAZO, hỗ trợ tư vấn cho các nhà vườn sản xuất đạt chuẩn xuất khẩu tới các thị trường để canh tác và tạo giá trị “Xanh” đã đem lại hiệu quả rõ rệt.  Các giải pháp về truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ thủ tục liên quan đến những quy trình liên quan đến tem, nhãn mác cho các đơn vị Doanh nghiệp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và thông tin liên quan đến yêu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho thị trường trong nước và xuất khẩu cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay cần được kết nối.

 Để đạt được những tiêu chí xuất khẩu và có sức cạnh tranh cao, hàng hoá nông sản ở Tây Nguyên cần khẩn trương kết nối sản xuất đáp ứng các yêu cầu sau :

  Xây dựng vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu

 Từ thực tiễn dịch bệnh năm 2020 và 9 tháng đầu năm nay, dự báo về thị trường tiêu thụ sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các sản phẩm trái cây các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, vì vậy cần xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo hàng hóa sản xuất đúng tiêu chuẩn, rãi vụ để có thường xuyên cung ứng theo hợp đồng, không để đứt gãy, thiếu nguồn hàng, phải gắn với việc mời gọi các tổ chức trong và ngoài nước đến khảo sát vùng nguyên liệu,liên kết đầu tư, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, rà soát các điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu và chủ sử dụng đất để kết nối thông tin, mở rộng diện tích sản xuất theo yêu cầu thị trường, kết hợp sơ chế, chế biến, bảo quản, kiểm định chất lượng tất cả các khâu trong quá trình từ sản xuất đến thành phẩm, cấp mã số vùng trồng nhằm tạo niềm tin trong sản xuất, kinh doanh.

   Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn và các chứng nhận thực hành GAP.

  Để hướng tới một nền Kinh tế Xanh, thì nông nghiệp phải phát triển bền vững  sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho các vùng nguyên liệu, phải tuân thủ và sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt các qui định về giống, kỹ thuật chăm sóc, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đảm bảo sạch từ đồng ruộng đến kho tiêu thụ , đồng thời làm tốt việc xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng gắn với cánh đồng mẫu lớn, giới thiệu, quảng bá và duy trì nguồn cung cấp đảm bảo số lượng, chất lượng cho các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ, thị trường xuất khẩu, không để bị đứt gãy.

thu-truong-1633585560.jpg

Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì hội thảo về nông nghiệp hữu cơ( năm 2020)

             

    Triển khai các cơ sở sơ chế, chế biến đóng gói đạt chuẩn

     Một trong những yêu cầu cần thiết và then chốt trong chuỗi kết nối tiêu thụ thì cần phải có những cơ sở sơ chế, chế biến , đóng gói theo quy cách và quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và thị trường xuất khẩu .

Phải cập nhật các yêu cầu về quy cách đóng gói của các thị trường xuất khẩu, để nắm bắt được xu hướng và yêu cầu của nhà mua, người tiêu dùng để tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn về quy cách và thuận lợi cho việc làm thương hiệu, Marketing.

      Từ những yêu cầu và xu hướng tiêu dùng thay đổi sau đại dịch Covid-19, mỗi tổ chức nông dân, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một sự thay đổi và con đường để tiến đến việc sản xuất và canh tác bền vững, lâu dài, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Có chiến lược và chiến thuật gắn kết các vùng nguyên liệu sản xuất, tạo ra một chuỗi giá trị và một hệ sinh thái khép kín, chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp góp phần thúc đẩy cho sản phẩm nông nghiệp cả nước nói chung, nông sản Tây Nguyên nói riêng vươn xa ra thị trường thế giới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 26/TTg ngày 21/9/2021 về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bênh Covid 19.

 

                                                                                            

 

Nguyễn Dũng PCT Hiệp Hội Đầu tư XD – DV Nông Lâm Nghiệp Việt Nam,