Trên khắp Hoa Kỳ, từ New England đến California, một phong trào nhỏ nhưng ở trên đà phát triển của nông dân là từ bỏ quyền sở hữu trang trại truyền thống để chuyển sang mô hình hợp tác. Tại tiểu bang Maine, bốn người tị nạn tới từ Somali Bantu canh tác trên một vùng đất chung tại Trang trại Hợp tác xã New Roots, trồng cả nông sản của địa phương và của Somali. Tới phía nam ở Vermont, Trang trại Cộng đồng Intervale chia sẻ quyền sở hữu trang trại với các thành viên của cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (CSA). Kế bên là Digger’s Mirth, một trang trại do công nhân làm chủ. Và trên khắp cả nước ở Thung lũng Pauma thuộc vùng phía nam California, Trang trại Đoàn kết chia sẻ công việc và nguồn lực với những người quản lý khác trong vùng.
Mặc dù những trang trại này được điều hành bởi những người tới từ nhiều nguồn gốc, niềm tin và động lực khác nhau, nhưng họ đều tìm cách khôi phục và xây dựng lại những gì đã mất từ thế kỷ vừa qua: sự kết nối với hàng xóm – bất kể cá nhân, kinh tế hay cả hai – và ý thức về sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm giữ cho cộng đồng nông thôn tồn tại và phát triển.
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, mối liên kết này thường được thiết lập thông qua một cửa hàng tổng hợp của cộng đồng. Nông dân tập trung ở đó để sửa chữa dụng cụ của họ và trao đổi tin tức. Đàn ông và phụ nữ đi vào thị trấn từ nông trại của họ, mang theo trứng, bơ và các sản phẩm khác để buôn bán. Cửa hàng tổng hợp là hạt nhân của cuộc sống vùng nông thôn và là mô hình ban đầu của mô hình hợp tác tiêu dùng. Vào năm 1920, 2600 mô hình hợp tác tiêu dùng – phần lớn trong số đó là các cửa hàng tổng hợp – đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, tạo dựng mối quan hệ xã hội và thúc đẩy khả năng phục hồi của cộng đồng.
Mặc dù cửa hàng tổng hợp đã bị phá bở phần lớn khỏi mảnh đất Hoa Kỳ, nhưng truyền thống hợp tác vẫn được lưu truyền ở những khía cạnh khác trong cuộc sống người dân, từ các hiệp hội tín dụng, mô hình hợp tác xã thực phẩm tới các trang trại. Civil Eats đã có buổi trò chuyện với người dân từ bốn mô hình hợp tác xã nông nghiệp vụ mùa để bàn luận về những lợi ích, trở ngại và tương lai của việc hợp tác canh tác.
CHÚNG TÔI VẬN HÀNH TRANG TRẠI ĐỂ MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CÁC THÀNH VIÊN
Hợp tác xã của nông dân – từ quy mô nhỏ đến rất lớn – đã tồn tại từ khi con người bắt đầu trồng trọt. Nhưng khi các doanh nghiệp do công nhân làm chủ trải qua quá trình hồi sinh, những người nông dân ở quy mô cộng đồng cũng đồng thời chuyển đổi sang mô hình hợp tác canh tác.
Làm nông nghiệp có thể hợp tác theo nhiều mô hình cộng đồng khác nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp, chẳng hạn như Thung lũng Hữu cơ, là các nhóm trang trại riêng lẻ hợp tác với nhau để đáp ứng nhu cầu chung, từ đầu vào như hạt giống và phân bón đến các dịch vụ như phân phối và tiếp thị. Sau đó là hợp tác xã tiêu dùng, nơi mà khách hàng (chẳng hạn như các thành viên CSA) sở hữu và điều hành nông trang. Kế đó là hợp tác xã công nhân – một sự phát triển khá mới mẻ trong ngành nông nghiệp – hướng đến các trang trại do công nhân làm chủ.
Đặc biệt, mô hình hợp tác xã công nhân cực kỳ phù hợp cho ngành nông nghiệp. Người nông dân bước đầu cần đất đai, vốn khởi nghiệp, nhân công và các kỹ năng đa dạng để khởi động một doanh nghiệp. Trong một hợp tác xã, nông dân có thể tập hợp các nguồn lực tài chính và sức mạnh, từ đó phân bổ chi phí và rút ra kinh nghiệm từ quá trình làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng thích ứng và khả năng phục hồi sẽ được nâng cao – hai thứ mà bất kỳ ai cũng đều cho là cần thiết.
Mai Nguyễn đã hỗ trợ các hợp tác xã mới trong nhiều năm tại Trung tâm Phát triển Hợp tác xã California. Hiện là người tổ chức của Liên minh Nông dân Trẻ Quốc gia ở California (và là một nông dân trồng ngũ cốc gia truyền), Mai Nguyễn nhận thấy xu hướng hợp tác trong nông nghiệp ngày càng tăng. Cô nói: “Giống như bất kỳ hình thức quan hệ xã hội nào, sự hợp tác dễ bị lãng quên bởi nó không phải là hàng hóa. Không có nhiều mô hình trang trại được thiết lập tốt do các hợp tác xã công nhân điều hành – nhưng điều đó đang thay đổi”. Thông qua việc tham gia vào mô hình hợp tác, Mai Nguyễn đưa ra lời khuyên cho các trang trại hợp tác ở California, bao gồm cả Trang trại Đoàn kết.
Trong khi những người nông dân mới có thể sẽ cảnh giác với việc chia sẻ quyền quản lý với khách hàng hoặc người đồng sở hữu, các trang trại có thể hoạt động tập thể hướng tới thành công lâu dài. Lấy ví dụ về hai trang trại lân cận ở Vermont, Trang trại Cộng đồng Interval và Trang trại Tập thể Digger’s Mirth.
Giống như một liên minh tín dụng hoặc cửa hàng bán đồ ngoài trời, Trang trại Cộng đồng Interval là một liên doanh do thành viên sở hữu. 90% hoạt động kinh doanh của trang trại tới từ chính chương trình CSA và giống như một hợp tác xã tiêu dùng, các thành viên của CSA có thể mua sắm với tư cách là người đồng sở hữu. Andy Jones, quản lý của trang trại cho biết: “Đó là một sự kết hợp khá tự nhiên khi coi đây là doanh nghiệp của chúng tôi. Hợp tác xã tiêu dùng được tạo ra để đem lại lợi ích cho những người đang bảo trợ họ. Chúng tôi không điều hành trang trại để tạo ra lợi nhuận hay vì đó là một doanh nghiệp từ thiện, chúng tôi vận hành trang trại để mang lại lợi ích cho các thành viên.”
Việc tập trung vào vào dịch vụ hơn là lợi nhuận mang lại cho trang trại 30 năm tuổi này ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần từ các thành viên cộng đồng. CSA của Intervale phụ vụ khoảng 600 hộ dân vào mùa hè; trong số đó, 340 hộ là thành viên của mô hình hợp tác xã và là chủ một phần nông trại. Điều này khiến họ “hoàn toàn cam kết với trang trại, một phần bởi vì trang trại hoàn toàn cam kết với họ,” Jones nói. Vì sự hợp tác sở hữu này, Intervale kêu gọi các thành viên ra quyết định và hỗ trợ, từ việc gây quỹ cho nhà kính mới đến việc gắn bó với trang trại vượt qua những thời điểm khó khăn. Khi cơn bão Irene tàn phá vùng đông bắc, “chúng tôi mất trắng vụ mùa, nhưng chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp to lớn từ cộng đồng”, Jones nói. Vì Intervale đã hình thành bản sắc hợp tác, các thành viên CSA vẫn tiếp tục đồng hành với trang trại kể cả khi mất mùa.
Cùng năm đó, Trang trại Tập thể Digger’s Mirth cũng gặp khó khăn; người nông dân cố gắng kiếm một chút lợi nhuận – đủ để thu về cho mỗi nông dân số tiền tương đương 5$ một giờ. Nó không nhiều, nhưng nếu trang trại được cấu trúc theo một hệ thống phân cấp điển hình, chủ sở hữu sẽ trả tiền công lao động và phải gánh chịu thiệt hại một mình. Dylan Zeitlyn, một trong những người sáng lập trang trại do công nhân làm chủ, cho biết: “Trong trường hợp tồi tệ của chúng tôi, không ai mắc nợ ai cả. Chúng tôi đã kiên cường hơn vì mô hình của chúng tôi có thể đã khiến một ai đó phá sản.”
Giống như quyết định của Intervale trong việc chia sẻ quyền sở hữu với các thành viên CSA, quyết định lựa chọn chia sẻ quyền sở hữu giữa những người lao động là một lựa chọn tự nhiên của Digger’s Mirth. Khi trang trại bắt đầu hoạt động vào năm 1992, các chủ sở hữu công nhân ban đầu đã tham gia vào các hợp tác xã khác, từ một nhóm chính trị tập thể đến các hộ gia đình điều hành tập thể. Zeitlyn nói: “Chúng tôi đã có một sự liên kết về mặt triết học với các cấu trúc không phân cấp. Chúng tôi cảm thấy những người làm công việc này nên chịu trách nhiệm, và nên gặt hái thành quả hoặc chấp nhận thất bại, tùy từng trường hợp, theo một cách bình đẳng.”
Như tất cả các nông dân đều biết, những thất bại đó sẽ đến. Một vài ngày trước khi tôi nói chuyện với Ellee Igoe, đồng sở hữu của Trang trại Đoàn kết ở ngoại ô San Diego, trang trại đã phải trải qua chuỗi ngày nắng nóng nhất. Nhiệt độ lên đến 49 độ và trang trại đã mất 70% số lượng gà và 30% hoa màu.
Đối mặt với những thách thức như thế này, Igoe và chồng của cô, Hernan Cavasos, liên tục tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta thích nghi và trở nên kiên cường?”
Một phần trong cách họ xây dựng khả năng phục hồi là thông qua việc nuôi dưỡng tinh thần cộng tác trong trang trại. Trang trại Đoàn kết bắt đầu là một trang trại do công nhân làm chủ, mặc dù chủ sở hữu của nó đã không trải qua quá trình phức tạp để có được sự công nhận của pháp luật. Thay vào đó, Igoe và Cavasos chia sẻ quyền sở hữu với hai người bạn. Khi vấn đề sức khỏe và các khoản thanh toán học phí buộc những người đồng sở hữu của họ phải lùi lại một bước, Igoe và Cavasos quyết định tiếp tục hợp tác hoạt động, mặc dù không có quyền sở hữu kinh doanh chung.
Như Igoe nhận thấy, tất cả nông dân sẽ hưởng lợi từ việc áp dụng mô hình hợp tác, chia sẻ nguồn lực và trách nhiệm với những nhà sản xuất lương thực có cùng chí hướng. Về phần của họ, Trang trại Đoàn kết thuê đất từ Pauma Band của người da đỏ Luiseño, những người cũng là nông dân, và làm việc với bộ tộc để quản lý khu đất bản địa. Họ đã mời những người thuê khác cùng chia sẻ quyền quản lý này; ngày nay Trang trại Đoàn kết vận hành cùng với những người trồng hoa hướng dương, táo, rau mầm và các hạt giống cây che phủ bản địa. Igoe, Cavasos và những người thuê khác chia sẻ các công việc hàng ngày, ví dụ như tưới cây, giao hàng và chia sẻ nguồn lực từ máy kéo đến nguồn nước.
CHÚNG TÔI NÓI KHÔNG VỚI NHAU RẤT NHIỀU
Trong khi những người đề xuất hợp tác tin rằng họ tạo ra nhiều trang trại linh hoạt hơn, mô hình này cũng có thể làm chậm sự đổi mới. Zeitlyn chia sẻ: “Có một sự bảo thủ đối với tập thể, cho đến khi có sự thay đổi. Đã có lúc chúng tôi cảm thấy như thể chúng tôi nói không với nhau rất nhiều.”
Trang trại Hợp tác xã New Roots ở phía nam của Maine vật lộn với sự phản khảng để thay đổi. Với nhiều nông dân đưa ra nhiều ý kiến, hay có và tệ cũng có. Jonah Fertig-Burd, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm Hợp tác tại Viện Phát triển Hợp tác, cho biết: “Một thách thức là việc đôi khi mất thời gian để đưa ra qyết định.” (Bời vì nông dân của New Roots - Seynab Ali, Batula Ismail, Mohamed Abukar, and Jabril Abdi – đều bận rộn với việc thu hoạch và không sử dụng thông thạo tiếng Anh, chúng tôi nói chuyện với Fertig-Burd, người đã giúp đỡ New Roots tham gia với tư cách là một hợp tác nông nghiệp.)
Là người tị nạn, bốn người nông dân Somalia đối mặt với rào cản bổ sung về đất đai, thị trường và sự hỗ trợ. Nhưng hợp tác nông nghiệp – điều mà họ đã làm kể từ năm 2006 – thực sự có ích. Fertig-Burd nói: “Họ có khả năng tập hợp nguồn lực của mình và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiếp cận vùng đất, cơ sở hạ tầng, thiết bị công cụ, thị trường và vốn. Cho tới nay, bốn người họ đã quyên góp hơn 100,000USD để khởi động trang trại của họ.
Một trang trại hợp tác là một thứ phù hợp cho giá trị của Somali Bantu vốn nhấn mạnh sự bình đẳng. Fertig-Burd chia sẻ: “Những gia đình làm việc cùng nhau trên một mảnh đất lớn hơn để cung cấp cây trồng cho các chợ đầu mối. Somali Bantu cũng sử dụng Ayuto – một tổ chức cho vay hợp tác – để giúp các gia đình đáp ứng nhu cầu tài chính.”
Jones – thành viên của Trang trại Cộng đồng Intervale – ngạc nhiên khi biết nhiều chương trình CSA đã không áp dụng mô hình hợp tác tiêu dùng. “Tôi nghĩ một phần là do các hoạt động hợp tác không quen thuộc ở Hoa Kỳ, mà điều này không đúng ở Mỹ La-tin, châu Âu, Nhật Bản và những nơi khác.”
Mai Nguyễn đồng ý với quan điểm này. “Tôi nhận thấy rằng trong số những người đến từ các quốc gia nơi các hợp tác xã được phát triển và hỗ trợ bởi chính phủ, họ có nhiều khả năng phát triển hơn.” Trong quá trình làm việc với các hợp tác xã, Mai Nguyễn nhận thấy rằng các cộng đồng nhập cư và tị nạn đã hình thành các hợp tác xã thành công nhất.
SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TÔI ĐƯỢC KẾT HỢP
Bất kể trang trại được cấu trúc như một hợp tác xã công nhân, hợp tác xã tiêu dùng, hợp tác xã nông nghiệp hay chỉ đơn giản như một hoạt động hợp tác, các mô hình hợp tác mang lại quyền sở hữu đa dạng với cơ sở kỹ năng rộng lớn hơn. Mai Nguyễn cho rằng mô hình một chủ có nghĩa là dựa vào “tâm trí độc canh”. “Chúng ta biết rằng việc có sự đa dạng trong hạt giống và hệ thống canh tác là quan trọng, và do đó chúng ta cũng cần tính chất tương tự ở (những) người quản lý nông trại.”
Như Zeitlyn đã nói: “Điểm mạnh của chúng ta được kết hợp và khuyết điểm của chúng ta sẽ biến mất dần trên đường.”
Với một thế hệ mới đang chuẩn bị gieo trồng thực phẩm, mô hình này có thể đưa ra giải pháp cho những trở ngại chung. Mai Nguyễn nói: “Có một mối quan tâm đến nông nghiệp, nhưng phần lớn mối quan tâm này đến từ góc độ trí thức – từ những người có trình độ đại học, tầng lớp trung lưu trẻ. Họ không muốn được trả lường theo cách mà các công nhân trong trang trại được trả.”
Nhiều người cũng không muốn dựa dẫm vào nguồn lao động bị đánh giá thấp, không được trả công. Mô hình trang trại hợp tác cho phép nông dân trẻ tuổi kiểm soát cả đạo đức kinh doanh và lương lậu của họ. Các trang trại mới do công nhân làm chủ tiếp tục mọc lên trên khắp cả nước, với Trang Trại Flying V ở Placerville, California, gia nhập vào hàng ngũ vào đầu năm nay.
Igoe hy vọng rằng những mô hình hợp tác mới này sẽ thu hút những nông dân trẻ tuổi tới với vùng đất. Igoe nói: “Quyền quản lý đất đai cần được phân phối lại. Có thể mô hình hợp tác sẽ là một hình mẫu có khả năng tăng trưởng cùng với sự thay đổi của xã hội. Có thể đây là sự khởi đầu cho sự bảo tồn về công bằng bền vững hơn.”./.