Kiến thức về biến đổi khí hậu và những tác động từ biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi của thời tiết. Chúng ta đều biết rằng thời tiết có thể biến đổi trong vài giờ hoặc cũng rất lâu.

Tuy nhiên khí hậu phải mất hàng trăm hoặc thậm chí hàng triệu năm để biến đổi. Mặc dù vậy, hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến rất phức tạp. Gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe con người. Vậy, biến đổi khí hậu là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào? Có biện pháp nào có thể hạn chế hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.

Khí hậu là gì? Sự biến đổi khí hậu là gì?

Khí hậu là thời tiết thông thường của một nơi. Các mùa khác nhau thì khí hậu có thể khác nhau. Một nơi có thể chủ yếu là ấm áp và khô ráo trong mùa hè, mát mẻ và ẩm ướt trong mùa đông. Các nơi khác nhau thì có thể có khí hậu khác nhau. Bạn có thể sống một nơi mà tuyết rơi ở tất cả các thời gian và con người sống ở đó luôn phải giữ đủ ấm để ra ngoài.

Theo đó, biến đổi khí hậu là một sự thay đổi của thời tiết thông thường xảy ra ở một nơi nào đó. Nó có thể là biến đổi về lượng mưa trong một năm. Hoặc có thể là biến đổi nhiệt độ trong một tháng hoặc trong một mùa. Biến đổi khí hậu cũng là một sự biến đổi trong khí hậu trái đất. Nó có thể là sự biến đổi của nhiệt độ thông thường của trái đất. Hoặc nó có thể là sự biến đổi mưa và tuyết thường rơi trên trái đất.

Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu

Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. Băng tan, cháy rừng, thời tiết thay đổi thất thường đều là biểu hiện của biến đổi khí hậu

Thực trạng biến đổi khí hậu những năm gần đây

nuoc-bien-dai-duong-am-len-5351-1642061811-1642082236.jpg
San hô ở phía nam Thái Bình Dương bị tẩy trắng do nước biển ấm lên. Ảnh: Alexis Rosenfeld

Theo các nhà nghiên cứu, khí hậu của trái đất đang ngày càng ấm hơn. Nhiệt độ trái đất đã tăng lên khoảng một độ Fahrenheit trong vòng 100 năm qua. Các chỉ số trên có vẻ như không nhiều. Nhưng những thay đổi chậm của nhiệt độ trái đất lại có thể mang tới những tác động lớn. Một vài tác động đã đang xảy ra. Sự nóng lên của khí hậu trái đất là nguyên nhân gây ra sự tan chảy băng tuyết.  Sự nóng lên cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng của các đại dương. Và nó cũng làm thay đổi thời gian phát triển của thực vật.

Điển hình như năm 2019 vừa qua, đây được cho là một trong 20 năm nóng nhất lịch sử. Khi hầu hết các vùng trên toàn cầu đều trải qua những hình thái thời tiết đáng báo động nhất từ trước tới nay. Điển hình nhất là những đợt cháy rừng có tàn phá khủng khiếp tại “lá phổi Xanh” Amazon hay Australia đều được cho là vô cùng nghiêm trọng hơn. Đây đều là những tác động của biến đổi khí hậu.

Ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil chỉ trong 8 tháng đầu năm. Đây là một con số cao kỷ lục kể từ năm 2013. Hơn một nửa trong số này lan rộng ở khu rừng nhiệt đới Amazon đã phát đi tín hiệu cảnh báo nguy cấp và là bằng chứng rõ ràng nhất về sức tàn phá do hoạt động của con người gây ra đối với thiên nhiên.

Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu 

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu. Người ra phân ra hai nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Hay đùng hơn chính là nguyên nhân nhân tạo và nguyên nhân tự nhiên. 

Nguyên nhân chủ quan: Do sự tác động của con người lên môi trường như các hoạt động sử dụng đất, nguồn nước chưa hợp lý. Gia tăng nguồn chất thải khí CO2, nguồn nước thải ô nhiễm…

Nguyên nhân khách quan: Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ sự biến đổi của tự nhiên. Như sự thay đổi hoạt động của mặt trời; Quỹ đạo trái đất; Vị trí các châu lục bị thay đổi; Các dạng hải lưu và hệ thống khí quyển bị lưu chuyển. Có thể thấy, biến đổi khí hậu là do nhiều nguyên nhân gây nên. Chứ không chỉ là do hậu quả nóng lên của trái đất. Mỗi quốc gia muốn phát triển bền vững thì cần phải nắm được các nguyên nhân. Và xây dựng các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu thiết thực và kịp thời nhất.

Những biện pháp hạn chế

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng: Cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Do đó, việc cải tạo cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí thiên nhiên… Đang gây ra hiệu ứng nhà kính rất lớn. Vì vậy, nên sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế an toàn. Bảo vệ tài nguyên rừng: Việc ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng sẽ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, nâng cao ý thức, trồng cây xanh. Tiết kiệm điện, nước: Người dân nên tắt các thiết bị điện tiết kiệm khi không sử dụng. Thêm nữa, chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Không làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông: Khi đi làm xa, con người cần phải sử dụng các phương tiện tham gia giao thông. Từ đó lại tăng thêm một lượng chất thải nhất định vào môi trường. Vì vậy, đi bộ hoặc đi xe đạp là một cách giúp giảm lượng khí thải vào môi trường. Sinh hoạt và ăn uống: Việc trồng rau xanh - sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sẽ hạn chế được các lượng chất độc hại ra môi trường. Năng lượng sạch: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt nếu như con người không tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu mới. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các chuyên gia đã khai phá ra những nguồn năng lượng mới an toàn với môi trường. Như năng lượng từ mặt trời, gió, nhiệt, sóng biển và ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,…./.