Sau đó, ông trở thành phi công và học một lèo từ lớp 4 đến lớp 10 và ông hóm hỉnh trả lời “tôi đi một lèo từ xe đạp lên thẳng máy bay và không dừng lại ở giữa”. Bác là một trong 19 phi công đạt đẳng cấp Ace của Việt Nam. Và chúng ta cũng là là quốc gia có số phi công đạt đẳng cấp Ace nhiều thứ 2 châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II, sau Israel. Ace là danh hiệu cho phi công chiến đấu bắn rơi từ 5 máy bay đối phương trở lên.
Lần đầu tiên bắn hạ một máy bay F-8, quân địch cho rằng bác là một “gã phi công may mắn”. Luận điệu ấy đến từ việc thông tin tình báo gửi đến MACV cho biết bác Nguyễn Văn Bảy chỉ là một phi công mới tốt nghiệp, có xuất phát điểm không đáng nể và chẳng có gì gọi là thiện chiến và việc bác bắn hạ chẳng qua là do phi công địch bị bất ngờ và chủ quan.
Lần thứ 3 bác Bảy hạ gục máy bay địch và đây cũng là chiến công đáng nhớ hàng đầu trong lịch sử không chiến Việt Nam. Khi phi công huyền thoại trong chiến tranh Triều Tiên với các biệt danh như “sát thủ hạ máy bay MiG”, “vị vua không chiến đối thủ”, “siêu Ace bắn hạ 6 máy bay trong 3 năm” - thiếu tá James H. Kasler đã bị bác Nguyễn Văn Bảy bắn hạ vào ngày 29/06/1966.
Là một Ace đã vĩ đại rồi lại còn là một Ace hạ gục một Ace khác thì thế giới được mấy người? Và thành tích “Ace hạ gục Ace” của bác Bảy chưa từng được tái hiện ở một cuộc chiến tranh khác nào trên thế giới cho đến nay. Từ chiến công đó, người ta mới bắt đầu chú ý đến Nguyễn Văn Bảy và trong nhiều dự án theo dõi, nghiên cứu không quân Việt Nam được thực hiện bởi U.S Air Force, người ta thường đặt mật danh cho bác là “Vinh” - vì tên bác là Bảy và trong hồ sơ thường ghi là Nguyen Van Bay và viết là “Bay” - trong tiếng Anh có nghĩa là “Vịnh”.
Sự vĩ đại của bác Nguyễn Văn Bảy đến từ việc bác chỉ tham chiến với MiG-17, một loại máy bay thế hệ cũ từ những năm 1950 và vũ khí chỉ có pháo. Còn đối thủ của bác là những chiếc F-8E, F-4C, F105D… đều là những tàu bay hiện đại, được trang bị tên lửa và rocket dẫn đường tiên tiến thời bây giờ. Điều này khiến cho cựu phi công Ralph Wetterhahn từng tham chiến ở Việt Nam gọi ông Bảy là “David” đã hạ gục những gã khổng lồ “Goliad” và ông cũng từng tiết lộ những phi công từng đối đầu với Nguyễn Văn Bảy đã cố hạ gục ông bằng những loại tên lửa hiện đại nhất thời đó nhưng không chưa bao giờ họ thành công, tên lửa cứ như là trò đùa với kỹ năng bay của Nguyễn Văn Bảy.
“Tôi không hiểu vì sao mà ông Bảy có thể lại gần chúng tôi và chĩa những khẩu pháo đó vào máy bay của chúng tôi. Trong khi F-4, F8… đều nhanh nhẹn, cơ động, hơn nhiều lần MiG-17”. Và có lẽ với những lý do bên trên mà một phi công khác là Rick Hartnac gọi bác Bảy là “một trong những phi công hàng đầu của mọi thời đại”. Hoặc một tướng phi công khác là Steve Ritchie - phi công đạt đẳng cấp Ace từng cho biết thật may khi không phải đụng mặt Nguyễn Văn Bảy trong một trận đối đầu trên không.
Bác Nguyễn Văn Bảy luôn coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là thần tượng và ai nhìn qua cũng thấy bác có dáng vẻ gì đó của Người. Sau khi bác nghỉ hưu, bác cũng muốn sống một cuộc sống đơn giản, gắn bó với đồng ruộng và ao cá… Cũng chính vì việc này mà đôi khi những bác bị những tên phản động chống phá mang ra làm trò cười chỉ trích chính quyền khi lại để bác phải vất vả, mưu sinh… Nhưng chúng không biết bác làm chủ cả một trang trại vườn ao chuồng rộng nhiều héc ta, rất nhiều mẫu ruộng và bác coi làm trồng rau, nuôi gà, thả vườn, bắt cá là “làm vì đam mê”. Về già bác vẫn nổi tiếng với hình ảnh người nông dân miệt vườn nam bộ.
Ngày này ở ba năm trước, ngày 22/09/2019, bác Nguyễn Văn Bảy tạm biệt chúng ta về với đồng đội. Thật may mắn và tự hào khi được chứng kiến một cuộc đời phi thường của một con người trên cả huyền thoại… Ba năm trước, bác đã bay về trời cùng với đồng đội nhưng chúng con vẫn sẽ mãi nhớ những gì bác đã làm! Cuộc đời của một anh hùng dù có kết thúc nhưng di sản thì vẫn luôn còn mãi./.