Bản thân tôi thật bất ngờ và ấn tượng về cô giáo Hòa trong năm nay, sau triển lãm mang tên "kết nối", tôi nhận thấy cô giáo Hòa liên tục có thêm nhiều tác phẩm tại triển lãm tranh trực họa của các họa sĩ Thái Bình tại Hà Nội và "triển lãm Hà Nội những góc nhìn" - nhân kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ Đô. Bên cạch đó, là triển lãm tranh nghệ thuật Đồng bằng Sông Hồng. Qua đó, tôi cảm nhận được sức lao động sáng tạo đáng nể của cô giáo hòa trong cầm cọ tràn đầy sinh lực từ quê lúa thân yêu.
Được biết, cô giáo trẻ Trần Thị Thanh Hòa, không chỉ yêu nghề dạy học mà còn tìm tòi, phát triển nhiều sáng kiến trong phương pháp dạy học với những cách tiếp cận mới trong tư duy và tình cảm của học sinh. Tôi nghe tâm sự của cô Hòa rất mong muốn truyền cảm hứng cho các em vào các kỹ năng mềm trong đó có tình yêu nghệ thuật.
Bên cạnh thời gian lên lớp, cô giáo - họa sĩ còn bận rộn với công việc chăm lo cho tổ ấm, sau rất nhiều thời gian cô mới cầm cọ trở lại. Tuy nhiên, tình yêu hội họa cô Hòa đã ấp ủ nhiều năm nay đã cho cô một số thành công nhất định. Qua đó, chắp cánh cho họa sĩ trẻ khác thêm khát vọng trong sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt, tranh của cô đã tham dự một số triển lãm trong nước và quốc tế, có một số tác phẩm bán được ngay tại buổi triễn lãm.
Nhà giáo, họa sĩ Trần Thị Thanh Hoà gây được sự chú ý của giới chuyên môn và người thưởng lãm hội họa bởi qua các tác phẩm của cô giáo trẻ này. Qua từng nét vẽ, mảng màu có nét đặc sắc, mới lạ nhưng dung dị mà cũng không kém phần tinh tế, nhẹ nhàng tạo dấu ấn riêng về cảnh vật, về con người Thái Bình, nhất là hình tượng người phụ nữ hiện đại nhưng vẫn mang nét Văn hóa Truyền thống Việt Nam.
Tại triển lãm "Hà Nội – những góc nhìn" 68 tác phẩm của 24 tác giả tượng trưng cho 68 bông hoa chào mừng 68 năm ngày Giải phóng Thủ Đô và thành công đại hội Unesco Hà Nội, Trần Thanh Hà và Hoàng Trung Dũng là hai tác giả hiếm hoi ở địa phương có tác phẩm triển lãm với các tác giả của Thủ Đô. 3 tác phẩm của chị: “Hương lúa tình em”, “Mặt trời của mẹ”, “Ánh trăng” đã gây được sự chú ý của người xem, trong đó có nhiều khách nước ngoài đi du lịch Bờ Hồ ghé qua phòng tranh ngay trong Nhà hát Rối nước Thăng Long..
Hiện nay, bên cạnh tác tác phẩm tranh thể hiện chất liệu màu nước, sơn dầu, sơn mài, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa đang ấp ủ và theo đuổi dòng tranh nghệ thuật trên lúa. Chị cho rằng những hình ảnh về phong cảnh đất nước, quê hương và con người, nhất là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thể hiện trên chất liệu này có một sắc thái và giá trị riêng biệt, được biết cô giáo Hòa quyết tâm có một bộ tranh của riêng mình trong thời gian tới.
Những tác phẩm tranh lụa: “Hương lúa tình em”, "Ánh trăng”, "Lên chùa” và đặc biệt là hai bức tranh thể hiện đề tài lực lượng vũ trang là “Khúc quân hành”, "Tình quân dân” của cô giáo Hòa đã thể hiện được góc nhìn mới lạ và cách thể hiện độc đáo, dự báo sự tìm tòi đề tài và chất liệu lụa cao cấp của chị là hướng đi đúng, tạo phong cách và dấu ấn riêng.
Mọi thành công trên bất cứ lĩnh vực nghệ thuật đều cần có năng khiếu, sự đam mê sáng tạo và cả sự miệt mài, khổ luyên. Với cô giáo, họa sĩ trẻ Trần Thị Thanh Hòa mọi thứ vẫn ở phía trước. Nhưng những gì cô đã dấn thân và bắt tay làm, chúng ta có quyền hy vọng ở thành công từ sự sáng tạo và khát khao cống hiến cho nghệ thuật của cô.