Hiệp hội Đầu tư xây dựng dịch vụ Nông Lâm Nghiệp Việt Nam là cánh tay nối kết doanh nghiệp Việt

Chiều ngày 24/3, Hiệp hội Đầu tư Xây dựng dịch vụ Nông Lâm nghiệp Việt Nam và Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Phân phối Sun Hee DC Group đã có buổi ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, xúc tiến tiêu thụ các nông sản của thành viên Hiệp hội sang thị trường Hoa Kỳ, đồng thời, xúc tiến làm việc với các cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng nhà máy chế biến và xử lý rác thải giai đoạn 2022-2025.

Phát biểu tại hội nghị Ông Nguyễn Dũng, Phó chủ tịch – Trưởng cơ quan đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư Xây dựng Dịch vụ Nông Lâm Nghiệp Việt Nam tại Hồ Chí Minh, cho biết, là người nhiều năm gắn bó với ngành nông nghiệp Tây nguyên, bản thân ông luôn mang nhiều tâm huyết và trăn trở làm sao tận dụng những lợi thế về tài nguyên, con người để tạo ra một nền nông nghiệp xanh, sạch, có giá trị thương mại cao, phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân, người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Thực hiện nghị quyết của Hiệp hội và định hướng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là các tỉnh Tây nguyên. Vậy nên, Hiệp hội cũng chủ trương theo các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân các tỉnh Tây nguyên để kết nối sản xuất gắn với xuất khẩu trong điều kiện hội nhập hiện nay. Hiệp hội đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với tập đoàn Sun Hee, trên cơ sở đó, tập đoàn cùng với các doanh nghiệp hợp tác sản xuất hàng hóa theo một chuỗi giá trị, đảm bảo được tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ và thị trường châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

img-2129-1648172484.jpg
Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Đầu tư Xây dựng dịch vụ Nông Lâm nghiệp Việt Nam với công ty Cổ phần Sun Hee DC Group.

“Như chúng ta đã biết, nhiều năm qua thị trường xuất khẩu của chúng ta chủ yếu theo con đường tiểu ngạch, rủi ro rất lớn, người nông dân bị thiệt hại rất nhiều, kéo theo doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo, với tinh thần sản xuất gắn liền với thân thiện môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và làm theo đơn đặt hàng,… Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có các kết nối và liên kết giữa các nhà xuất nhập khẩu với người nông dân, dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước.” – Ông Nguyễn Dũng chia sẻ.

img-2074-1648172484.jpg
Ông Nguyễn Dũng nhận quyết định bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng đại diện miền Nam của Hiệp hội.

Ông Lê Văn Tuyến - Tổng giám đốc công ty Cổ phần Quốc tế Thông Đỏ cho biết: “Là doanh nghiệp đến từ Gia Lai, tôi rất mong muốn Hiệp hội là cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Liên kết, tạo môi trường tốt để người nông dân tiếp cận cây giống, vật tư nông nghiệp từ các doanh nghiệp có uy tín trong nước và nước ngoài để phục vụ canh tác. Từ đó, cho ra các sản phẩm nông nghiệp tốt, đạt các tiêu chí an toàn, đủ điều kiện xuất khẩu với những thị trường khó tính, giảm đi sự ảnh hưởng và lệ thuộc các thị trường truyền thống, tạo đầu ra ổn định, giá thành tốt cho bà con nông dân yên tâm sản xuất.

img-2159-1648172484.jpg
Hiệp hội không chỉ giúp gắn kết các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tạo ra chuỗi cung ứng chặt chẽ để tiếp cận các thị trường quốc tế.

PGS. Ts Lê Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Xây dựng Dịch vụ Nông Lâm Nghiệp Việt Nam, khẳng định: “Văn phòng đại diện phía Nam sẽ có nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp và xúc tiến thương mại hàng hóa nông sản đến các nước. Đồng thời, cùng với các bộ ngành nâng cao năng lực, kiến thức cho người nông dân, giúp ngành nông nghiệp phát triển tốt hơn nửa. Phương hướng trong nhiệm kỳ tới của chúng tôi sẽ phát triển các khu vực trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, hướng đến hỗ trợ người nông dân phát triển bền vững, giàu mạnh.”

Ông Scott Dương – CEO của tập đoàn ERG ( Hoa kỳ) chia sẻ: “Là doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người nông dân Việt Nam mang thương hiệu nông sản, trái cây đặc thù của riêng Việt Nam ra thế giới.Trái cây VN có rất nhiều tiềm năng, vì vậy, chúng tôi rất mong chính phủ và các bộ ngành có thể hỗ trợ người nông dân tham gia vào các tổ chức đủ lớn, an toàn, pháp lý chuẩn để tiếp cận thị trường Mỹ nói riêng và và quốc tế nói chung. Khi mà được thị trường Mỹ chấp thuận thì cánh cửa mở ra cho thị trường trái cây, nông sản Việt là rất lớn, qua đó nâng cao thu nhập và đời sống người nông dân.”

img-2097-1648172789.jpg
Ông Nguyễn Hữu Thông, Tổng giám đốc Sun Hee Group, trình bày về sản phẩm, chiến lược của công ty.

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5 đến 3,0%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là nông nghiệp) đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm và thủy sản (nông sản) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 20%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8,0%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 đến 2,0% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5,0%/năm.

img-2010-1648172484.jpg
Hiệp hội sẽ là cầu nối gắn kết các doanh nghiệp và xúc tiến thương mại hàng hóa nông sản đến các nước trên thế giới.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 15%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định 42%, tăng cường chất lượng rừng./.

Trần Như