Kích thước loại hạt dẻ này thường to gần bằng đầu ngón chân cái, lớn hơn kích cỡ trung bình của các loại hạt dẻ thông thường. Khi thu hoạch, hạt được bao quanh bởi một lớp vỏ như vỏ chôm chôm, nhưng lớp vỏ này cực kỳ cứng và có gai sắc nhọn.
Có hai cách thông dụng để ăn hạt dẻ Trùng Khánh đó là rang hoặc luộc. Dù bất cứ phương pháp nào thì vị ngọt tự nhiên, độ bở và hương thơm của loại hạt này cũng không thể lẫn vào đâu được.
Thường vào mùa thu, khí hậu ôn hòa, mưa ít là lúc hạt dẻ xù lông vào tự rụng xuống. Ước chừng vào tháng 8 tháng 9 âm lịch hằng năm. Việc thu hoạch và chế biến cần diễn ra ngay sau khi hạt dẻ rụng xuống. Vì nếu để lâu hạt dễ bị thâm, mùi khó chịu không còn thơm ngon.
Hạt dẻ Trùng Khánh không chỉ là món ăn vặt, mà còn có tác dụng với sức khoẻ.
Tốt cho tim mạch: Hầu hết các loại hạt hiện này đều không có hoặc chứa rất ít vitamin C, ngoại trừ hạt dẻ là trường hợp đặc biệt. Khi ăn hạt dẻ ta thấy vị bở, là bởi nó chứa rất nhiều tinh bột, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Hạt dẻ còn là thành phần của nhiều loại thuốc chữa bệnh. Nói về công dụng bảo vệ tim mạch, các thành phần của hạt dẻ có chất béo omega 3, tác dụng chống viêm, bảo vệ tim mạch tốt. Ăn hạt dẻ giúp giảm hấp thụ cholesterol trong máu, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Phòng chống ung thư: Hạt dẻ có chứa hàm lượng Mangan cao (Mn), trong khi hạt dẻ Trùng Khánh lại rất giàu Mn, loại chất này có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư ở cả người lớn và trẻ em.
Bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý: Hạt dẻ vị ngọt, tính ấm, tốt cho hệ tiêu hóa, gân cốt và cả bổ thận. Nhờ đó, ăn hạt dẻ giúp chữ được các cơn đau lưng, mỏi gối do thận hư gây ra. Đặc biệt đối với nam giới, ăn hạt dẻ là một bài thuốc tráng dương hiệu quả giúp tăng cường sinh lý nam.
Đối với hạt dẻ chưa chế biến, chúng ta cần phơi thật khô, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát là được. Hạt dẻ chín (rang, hấp, luộc) nên để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi được chế biến ta chỉ có thể bảo quản hạt dẻ 3-5 ngày.