Hà Tĩnh: Người dân khắp nơi dựng cây nêu đón Tết

Hằng năm, để đón tết Nguyên đán, người dân khắp địa bàn tỉnh Hà Tĩnh lại tất bật dựng cây nêu đón Tết. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống được người dân Hà Tĩnh gìn giữ trong nhiều năm qua.

Từ ngày 20 tháng chạp, khắp các con đường từ nông thôn đến thành thị tại Hà Tĩnh đi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân chuẩn bị nguyên liệu để dựng cây nêu đón tết. Ngày 23, người dân bắt đầu dựng nêu. Lúc này trên các ngả đường đều bắt gặp những cây nêu đủ màu sắc rực rỡ.

ff47820579a8b4f6edb9-1643430187.jpg
Khắp các ngả đường đều được người dân dựng cây nêu để đón tết. Ảnh: N. Duyên.

Cây nêu thường được chọn từ những cây tre dài, có dáng thẳng đứng từ 5 mét trở lên. Ngoài tre, người dân còn chuẩn bị thêm lá đùng đình để trang trí xung quanh.

Tùy mỗi gia đình mà họ tự làm cây nêu hay đặt mua của những người chuyên làm cây nêu để bán.

20170124-145334-1643430365.jpg
Làm cây nêu

Để làm được những cây nêu chuẩn, chi phí từ  vài trăm lên đến tiền triệu, tùy thiết kế của cây nêu.

Theo đó, lá đùng đình sẽ tuốt lá, trang trí xung quanh thân tre. Ngoài ra, người dân cũng thường mua bóng đèn nháy cuốn từ ngọn đến cuối thân tre, tạo sự rực rỡ cho cây nêu trong những ngày Tết.

20220125-100015-1643430760.jpg
Moi người quét tước dọn dẹp nhà cửa, xóm ngõ

Với quan niệm, trưa ngày 23 đến đêm giao thừa sẽ vắng mặt ông Công ông Táo, ma quỷ thường nhân cơ hội này vào nhà quấy nhiễu. Cây nêu sẽ được dựng cố định trước cổng nhà, có tác dụng xua đuổi tà ma, trừ ma quỷ và xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ, giữ cho gia đình êm ấm, hòa thuận, bình an cho gia chủ.

img-7726-1643430423.JPG
Cây nêu còn được người dân treo cả cờ Tổ quốc. Ảnh: N. Duyên.

Ngày nay, việc dựng cây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được người dân gắn thêm đèn led trang trí để cây nêu đẹp hơn, lộng lẫy hơn, đặc biệt là vào ban đêm. 

Đầu ngọn của cây nêu được gắn ngôi sao năm cánh, nhiều gia đình còn gắn cờ Đảng, cờ Tổ quốc, đèn lồng, tạo nên ý nghĩa và tinh thần đoàn kết, thêm niềm tự hào của dân tộc.

48a2de03a5a168ff31b0-1643430486.jpg
Nhiều người dân còn treo cả cờ Đảng, cờ Tổ quốc lên cây nêu. Ảnh: N. Duyên.

Trong phong tục của người Việt, Vào ngày 23 tháng chạp bắt đầu dựng cây nêu và ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu.

Đang cùng mọi người chuẩn bị dựng cây nêu cho gia đình, anh Bùi Văn Nam, trú tại Thị Trấn Vũ Quang chia sẻ: Năm nào cũng vậy, trước ngày 23 tháng chạp, tôi đi gom nguyên liệu về để làm cây nêu đón tết. Sáng 23, cây nêu được dựng lên trước khi cúng ông Táo.

Anh  Lê Văn Thông, trú tại huyện Hương Khê cho hay:  Ngày 23 tháng Chạp hàng năm các hộ dân sống trong khu dân cư chúng tôi lại làm cây nêu đón Tết với mục đích tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng hình hình làm việc, sinh hoạt của người hạ dưới trong 1 năm qua.

neu-t-1643430987.jpg
Những cây nêu tô điểm cho không khí tết tại các vùng quê. Anht: N. Duyên

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều địa phương tại Hà Tĩnh người dân háo hức làm cây nêu đón Xuân. Những con đường trên khắp các vùng quê, cây nêu đã điểm tô thêm sắc Xuân cho những vùng quê trở nên lung linh, rực rỡ hơn.

Dựng cây nêu là một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Cứ vào dịp cuối năm, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lại tuyên truyền, vận động để người dân dựng cây nêu đón tết một cách an toàn nhưng vẫn giữ được truyền thống./.

Nguyễn Duyên