Quy chế này quy định về lập, điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố…
Nguyên tắc phối hợp là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan và UBND cấp huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật. Sở Công Thương Hà Nội là cơ quan đầu mối giúp UBND TP quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định.
Theo đó, điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 10 Nghị định 68/2017/NĐ-CP và quy mô không quá 75 ha, không nhỏ hơn 30 ha đối với cụm công nghiệp; Quy mô khu vực không quá 75 ha và không nhỏ hơn 15 ha đối với cụm công nghiệp làng nghề.
Đáng chú ý, trong thời gian triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nếu sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp mà nhà đầu tư không thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì cụm công nghiệp hoặc ngừng triển khai, hoặc chậm triển khai hơn 12 tháng so với ngày quyết định thành lập (không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư), Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thu hồi dự án và quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác.
UBND thành phố cũng quy định, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chỉ được tiếp nhận các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp khi có đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. bảo vệ môi trường. Các chủ công trình hạ tầng trong cụm công nghiệp làng nghề ưu tiên tiếp nhận theo thứ tự các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể trong làng nghề. Nếu còn diện tích đất thì có thể xem xét tiếp nhận các cá nhân trong làng nghề vào làm việc để sản xuất kinh doanh.