EU: Sẽ từ bỏ hoàn toàn nguyên liệu hoá thạch

Tại các nước châu Âu, phát triển kinh tế xanh được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, phát triển giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu định cư sinh thái và hệ thống tái chế.
depositos-de-combustibles-fosiles-1647999966.jpg
Minh họa

Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng quan trọng có mặt trên khắp thế giới. Sự hình thành của nó là do một quá trình phân hủy hiếu khí tự nhiên của các sinh vật chết và bị chôn vùi. Qua nhiều năm, sự phân hủy này đã trở thành một hydrocacbon có khả năng chứa năng lượng. Nó rất cần thiết trong một giai đoạn phát triển nhất định. Nhưng cũng là tác nhân ảnh hưởng đến môi trường.

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua tiêu chuẩn về khí thải oto Euro-5, đồng thời chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro-6 (tiêu chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ô tô). Ủy ban EU công bố kế hoạch vào năm 2020, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon, cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2020.

EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050. Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Đan Mạch hướng tới mục tiêu từ bỏ sử dụng nguyên liệu hoá thạch trong ngành công nghiệp năng lượng. Hiện nay, Anh, Pháp, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha là những quốc gia châu Âu tiên phong trong việc sớm loại bỏ than đá ra khỏi các chính sách phát triển năng lượng của quốc gia, cắt giảm đầu tư vào ngành công nghiệp than và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than.

Trong số đó, Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Ngoài ra, Thụy Điển cũng đã tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.

Đặc biệt, Đan Mạch là quốc gia Bắc Âu có mục tiêu tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu Âu và trên thế giới. Theo chiến lược năng lượng đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng nguyên liệu hoá thạch trong ngành công nghiệp năng lượng. Tất cả năng lượng điện và năng lượng nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu tái tạo.

Để hiện thực hóa tham vọng của mình, Đan Mạch đã thông qua mức thuế đặc biệt với việc xử lý chất thải, bao gồm cả mức phí xử lý chất thải xây dựng. Đồng thời, chi tiêu công cho các sản phẩm hàng hoá do nhà nước điều chỉnh nhằm giảm thiểu lượng rác sinh hoạt và việc sản xuất quá nhiều bao bì hàng hoá.

Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm xây những toà nhà có có lượng carbon đioxit vô hại đối với môi trường. Tại các công trình nhà ở, xây dựng, Đan Mạch tiến hành lắp đặt các cửa sổ lớn, sao cho các phòng nhận được tối đa ánh sáng.

Hạn chế sử dụng điện bằng việc lắp đặt bóng đèn tiết kiệm điện. Trên mái, bên các bức tường hay ban công được lắp đặt tấm pin mặt trời, chuyển đổi năng lượng thành nhiệt điện. Người dân có thể tự tạo ra năng lượng xanh và bán năng lượng dư thừa cho hệ thống năng lượng quốc gia./.

Thùy Linh TH