TÓM TẮT:
Bài báo cáo nhằm đánh giá hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp ngành du lịch được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE). Sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA với số liệu điều tra từ báo cáo kết quả kinh doanh của 15 doanh nghiệp. Kết quả phân tích đã cho thấy rằng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này trong giai đoạn 2019-2021 ở mức trung bình. Từ kết quả phân tích và đánh giá đề xuất các công ty du lịch tiềm năng để đầu tư.
1. Đặt vấn đề:
Những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Năm 2019, mức tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 7,02%, đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011 [2]. Riêng đối với ngành Du lịch, năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế trong 4 năm từ 2016- 2019 đạt khoảng 22%.
Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần đây nhất là đại dịch Covid-19 (trong năm 2020 dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng trên).
Số lượng khách du lịch giảm khoảng 60-80%, ngành du lịch thế giới đã thiệt hại khoảng 3.3 nghìn tỷ USD (tương đương 4.2% tổng GDP toàn cầu) đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới.
Với cách nhìn nhận về bối cảnh chung, thông qua thực trạng hiện tại để đưa ra một số nhận định, giải pháp về định hướng, đầu tư cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu về đề tài “Đánh giá năng suất hiệu quả của một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 và đưa ra đề xuất đầu tư” là cần thiết.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính năm 2019- 2021 của các công ty, doanh nghiệp trong ngành du lịch được niêm yết trên sàn HNX và HOSE.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tổng hợp kế thừa
Bài báo đã tổng hợp và sử dụng các tài liệu có liên quan đến chủ đề, dựa trên các thông tin, tư liệu có sẵn, đã được kiểm chứng khách quan và lựa chọn những dữ liệu cần có trong bài 4 nghiên cứu. Cụ thể, trong bài sử dụng phương pháp tổng hợp, kế thừa trong phần cơ sở lý luận, thực trạng vấn đề cần phân tích.
• Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Phân tích dữ liệu thứ cấp là việc phân tích các dữ liệu được người khác thu thập và xử lý trước đây. Những dữ liệu này có thể bao gồm dữ liệu từ các cơ quan chính phủ như các số liệu thống kê việc làm từ các Cơ quan Dịch vụ Lao động, thống kê phát triển quốc gia từ các Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, dữ liệu do các nhà nghiên cứu khác thu thập (thường được sử dụng trong các nghiên cứu phân tích tổng hợp) hoặc dữ liệu của bên thứ ba được công bố công khai, chẳng hạn như dữ liệu tài chính từ thị trường chứng khoán hoặc dữ liệu đấu giá từ eBay. Cụ thể, trong bài số liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HOSE giai đoạn 2019-2021.
• Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp (Phân tích bao dữ liệu DEA)
Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis- DEA) là phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị ra quyết định (DMU) bằng cách xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
• DEA phù hợp với trường hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra
• PPF được hình thành bằng cách nối các DMU có hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong mẫu (TE = 1) • DMU chưa đạt tới PPF (TE<1) được coi là không hiệu quả
• DEA sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính nhằm xác định mức độ hiệu quả của DMU. Do đó DEA là phương pháp phân tích hiệu quả không dùng tham số. Có 2 phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất là: Phân tích màng dữ liệu trong trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô (CRS) và phân tích màng dữ liệu trong trường hợp hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS).
Cả hai phương pháp trên đều được xây dựng với giả thiết tối thiểu hoá các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đầu ra và tối đa hoá đầu ra dựa trên đầu vào có sẵn. Ngoài ra, để đánh giá năng suất hiệu quả bằng DEA còn có thể sử dụng hiệu quả quy mô (SE) - chỉ mức độ năng suất có thể tăng lên để đạt được mức hiệu quả nằm trên CRS. Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency- TE) được tính dựa theo công thức sau:
• Đối với một đầu vào (x) và một đầu ra (q): TE = qx
• Đối với m đầu vào (x₁, x₂,..,xₘ) và n đầu ra (q₁,q₂,...,qₙ) TE = u1q1 + u2q2 + ... + uₘqₘv1x1 + v2q2 + ... + vₙxₙ
Trong đó uₖ và vₖ là tỷ trọng của đầu ra và đầu vào thứ k.
3. Kết quả nghiên cứu 5
3.1 Thực trạng biến động du lịch 2019 – 2021
• Ngành Du lịch Việt Nam trước đại dịch COVID-19 (2019 - đầu năm 2020)
Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Có thể khẳng định, năm 2019 là năm rất thành công của Du lịch Việt Nam, không chỉ thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, tổng thu mà còn là các danh hiệu mà du lịch Việt Nam đạt. Trong đó, phải kể đến các giải thưởng như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019".
Năm 2019, đánh dấu chỉ số năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Trong 3 lần xếp hạng (2 năm/ lần), du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 75/141 nền kinh tế (năm 2015) lên vị trí 63/140 vào năm 2019.
Nhìn chung, năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó, có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%. Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Trong năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giải thưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới.
Với đà tăng trưởng của 5 năm trước, bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019.
• Ngành Du lịch Việt Nam trong đại dịch COVID-19 (đầu năm 2020 - 2021)
Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tạm thời sự “cất cánh” của du lịch Việt Nam. Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong lịch sử 61 năm, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, nhưng chưa bao giờ lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch COVID-19 gây ra. Từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội địa cũng khó triển khai, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du lịch ngưng trệ, “đóng băng” nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, khu nghỉ dưỡng… Hướng dẫn viên du lịch, người lao động trực tiếp, gián tiếp trong ngành không có việc làm, không có thu nhập. Nhiều doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú cạn kiệt nguồn lực phải giải thể…
Báo cáo của UNWTO cho hay, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong năm 2020 sụt giảm tới 1,1 tỷ lượt. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc. Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch thế giới Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh trong ngành du lịch rơi vào tình cảnh lao đao, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn bộ khung vì COVID-19. Không chỉ thiệt hại do đại dịch COVID-19, năm 2020 cũng là năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Chỉ trong 1,5 tháng cuối năm, khu vực miền Trung phải chống chọi tới gần 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra các trận lũ chồng lũ lịch sử khiến ngành du lịch miền Trung mới chớm gượng dậy từ “bão COVID-19” lại chịu thiệt hại bồi vì thiên tai.
Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê, năm 2020, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn COVID-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; khoảng 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên cả nước dừng hoạt động, tháng 5/2020, chỉ một số hoạt động lữ hành nội địa được phục hồi nhưng lại đóng cửa trở lại vào tháng 8/2020; nhiều khách sạn phải đóng cửa (công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%), dừng hoạt động để đảm bảo vừa phòng và chống dịch theo quy định. Thực trạng lúc này cho thấy, nhân lực ngành Du lịch bị mất việc làm hoặc chuyển đổi sang ngành nghề mới để tạo công ăn việc làm duy trì cuộc sống.
Nhưng năm 2020 chưa phải là kết thúc. Năm 2021, liên tiếp các đợt dịch COVID-19 bùng phát khiến những người làm trong ngành Du lịch chưa kịp ngẩng mặt thu lãi bù lỗ đã vội lo toan cho những khoản đầu tư vừa bỏ ra. Họ chấp chới, không biết bao giờ mới trở lại bình thường. Sau mỗi đợt dịch, những người làm du lịch thấp thoáng hy vọng được trở lại những cung đường, những nhộn nhịp tour, khách, sản phẩm. Nhưng rồi chưa kịp mở ra, cánh cửa lại đóng sầm trước mắt, đợt dịch COVID-19 thứ 4 khiến mùa du lịch hè đóng băng. Có doanh nghiệp du lịch muốn cố bám trụ với nghề thậm chí đã hối tiếc vì nếu chuyển hướng sớm, mức lỗ có thể đỡ nặng nề hơn. Những chỉ số thống kê của ngành du lịch chỉ là những con số buồn. Năm 2021, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục 7 giảm sâu. Ước tính số liệu khách du lịch nội địa 10 tháng đầu năm nay đạt 32,3 triệu lượt (chỉ bằng 44,7% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó, khách lưu trú chỉ đạt 16,2 triệu lượt (bằng 44% so với năm 2019).
Cho đến cuối năm 2021, trên 35% doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, trong đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc dừng hoạt động. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch – lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.
Đến tận đầu tháng 11, gặp những người làm du lịch vẫn là những cái lắc đầu ngao ngán. Ánh sáng chỉ manh nha rồi rõ ràng dần, khi từ chủ trương của Nghị quyết số 128/NQCP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã trở thành hành động: Chúng ta đã chính thức đón những vị khách quốc tế lần đầu tiên đến Việt Nam sau gần hai năm đóng cửa. Điều này không chỉ tạo ra niềm vui được lần đầu tiên đón khách quốc tế, được cảm giác bình thường trở lại cho các hoạt động du lịch mà còn là sự chuẩn bị một khí thế mới, để những người làm du lịch vững tâm tiến bước về phía trước, chuẩn bị tốt nhất cho sự phục hồi và tạo sức bật cho ngành kinh tế không khói.
Sau một loạt biện pháp, lượng khách nội địa tháng 12/2021 ước đạt hơn 5 triệu lượt, gấp đôi tháng 11 (2,5 triệu lượt) và gấp hơn 6 lần con số của tháng 10 (750.000 lượt). Khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng tại nhiều điểm du lịch khắp cả nước, đặc biệt là dịp cuối tuần, Tết Nguyên Đán như Khánh Hòa, Đà Lạt, Phú Quốc, Lào Cai… 9 ngày Tết Nguyên đán đã đón được 6,1 triệu khách du lịch nội địa.
3.2 Đánh giá năng suất hiệu quả của một số công ty trong ngành Du lịch giai đoạn 2019-2021
Năm 2019: Hiệu quả quy mô trung bình của nhóm các doanh nghiệp du lịch đạt khoảng 85,7% với hiệu quả kỹ thuật đạt được theo CRS là 80,7% và hiệu quả kỹ thuật đạt được theo VRS là 94,6%. Có thể thấy hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp là khá cao đều đạt trên 80%, các doanh nghiệp đã tận dụng được tối đa các nguồn lực đầu vào. Trong số 15 doanh nghiệp du lịch có 4 doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật tuyệt đối 100% đó là (HOT, DSN, HAX và VJC) và có 3 doanh nghiệp khác đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn mức trung bình trung (NVT: 80,8%; TTT: 87,3%; TCT: 93,9%).
Năm 2020: Hiệu quả quy mô trung bình của nhóm các doanh nghiệp du lịch vào khoảng 87,2% cao hơn năm 2019 1,5% tuy nhiên kỹ thuật đạt được theo CRS chỉ còn 65,3% ít hơn năm 2019 15,4%, hiệu quả kỹ thuật VRS đạt 76,7%. Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp không được cao như năm trước nhưng vẫn nằm ở mức đạt hiệu quả. Số doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật tuyệt đối giảm xuống còn 2 doanh nghiệp là HAX và DSN và có 7 doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn mức trung bình trung. Đặc biệt, có 2 doanh nghiệp có mức chưa đạt hiệu quả kỹ thuật < 50% đó là : TCT: 47,7% và DAH: 13,9% . 10 Năm 2020 có sự chênh lệch rất lớn về SE giữa cách doanh nghiệp có quy mô cao nhất và quy mô thấp nhất (chênh lệch 41,4%).
Năm 2021, có thể coi là một năm có độ hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong giai đoạn 2019-2021, với hiệu quả quy mô trung bình của nhóm các doanh nghiệp du lịch đạt 92,1%, hiệu quả kỹ thuật đạt được theo CRS là 76,9% và hiệu quả kỹ thuật đạt được theo VRS là 84,3%. Số doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật tuyệt đối tăng lên 3 doanh nghiệp là DAH, BSC và HAX. Doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật CRS thấp nhất là HOT (55,2%) nhưng vẫn ở trên mức hiệu quả 5,2%. Sự chênh lệch về SE của các doanh nghiệp thu hẹp hơn so với năm 2019 còn 38%.
Như vậy, hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) và hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS) đều giảm ở năm 2020 và tăng trở lại vào năm 2021. Giải thích cho vấn đề này, vào cuối năm 2019 đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện nhưng chưa tác động nhiều tới ngành du lịch. Đến năm 2020, đại dịch bùng nổ buộc Nhà nước phải áp dụng các chính sách hạn chế tiếp xúc như phong toả, cách ly, lập chốt kiểm dịch, hạn chế tụ tập và ngành du lịch là ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất. Nhiều doanh nghiệp có khả năng phá sản. Tới năm 2021, khi đã thích nghi được và bắt đầu trạng thái bình thường mới, hoạt động du lịch dần được mở trở lại nên hiệu quả kỹ thuật có xu hướng tăng.
3.3 Ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)
a. Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist bằng phương pháp DEA
Trong giai đoạn 2019-2021 tăng trưởng TFP bình quân của nhóm doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam ở mức 0.791. Tăng trưởng hiệu quả kỹ thuật qua các năm của nhóm doanh nghiệp ngành du lịch là khá cao, từ 0.760 lên mức 1.254 trong 2 năm 2020-2021.
b. Kết quả ước lượng EFFCH, TECHCH, PECH, SECH, TFPCH của các doanh nghiệp ngành Du lịch Việt Nam
Bảng 6 ước lượng thay đổi hiệu quả và tăng suất của từng doanh nghiệp ngành du lịch Kết quả phân tích phản ánh tương đối hợp lý về tình hình hoạt động và năng suất của các doanh nghiệp. Năng suất của các doanh nghiệp ổn định và ở mức đạt hiệu quả đều lớn hơn 0.500. Mức độ tăng trưởng của hiệu quả kỹ thuật có giá trị trung bình cao nhất 0.976 cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng tốt các nguồn lực kỹ thuật đầu vào của mình.
4. Kết luận và hướng giải quyết
Đối với cổ phiếu ngành Du lịch thì hiện nay đây được xem là ngành không được mấy sự quan tâm đến của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngắn hạn, bởi nếu định giá cổ phiếu các công ty du lịch hiện nay không có một tác động nào có thể khiến cho giá cổ phiếu có thể tăng trưởng được. Tuy nhiên, trong cái rủi vì nguy cơ các công ty bị phá sản, các công ty bị hủy niêm yết thì vẫn có cơ hội đầu tư lớn cho các nhà đầu tư.
Đầu tiên có thể thấy rằng giá cổ phiếu của các công ty du lịch hiện nay đều rất thấp. Với mức giá như hiện tại thì khi giá cổ phiếu lên nhà đầu tư sẽ có sự chênh lệch giá lớn, lợi nhuận thu về lớn hơn nhiều so với mua ở mức giá cao.
Tuy nhiên, để có lợi nhuận tốt khi đầu tư cổ phiếu ngành Du lịch, nhà đầu tư cần mất thời gian cũng như tính toán linh hoạt hơn để lọc được cổ phiếu tiềm năng và tốt nhất, bởi nếu sai sót thì rủi ro cao hơn so với cơ hội thu về lợi nhuận.
4.1 Tiềm năng và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu các công ty du lịch
4.1.1 Tiềm năng của cổ phiếu các công ty du lịch
• Đối với nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn thì trong tương lai khi đại dịch Covid được xử lý và có nhiều cách ứng phó; thì nhu cầu về du lịch sẽ tăng cao. Như vậy, tiềm năng của cổ phiếu các công ty du lịch là hoàn toàn có.
• Có lẽ với nhiều người đều khao khát được đi du lịch hiện tại vì trong thời gian dài ở nhà khi đại dịch diễn ra họ đã suy nghĩ về thế giới bên ngoài. Theo khảo sát có hơn 52% du khách có nhu cầu du lịch nhiều hơn trong tương lai để bù những khoản thời gian đã mất trong đại dịch.
• Cho nên nếu hiện tại chọn công ty du lịch phù hợp để đầu tư cổ phiếu thì rất có tiềm năng trong tương lai. Vì nhu cầu du lịch sẽ tăng cao khi đại dịch được kiểm soát. Bên cạnh đó, hiện nay giá cả cổ phiếu của các công ty du lịch cũng khá thấp nên nếu tiếp cận đầu tư lâu dài thì sẽ có lợi hơn.
4.1.2 Rủi ro nếu đầu tư cổ phiếu các công ty du lịch
• Việc đầu tư cổ phiếu tại công ty du lịch có rủi ro đầu tiên phải được đề cập đó là nếu nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư ngắn hạn thì không nên đầu tư. Lí do là vì trong thời gian ngắn hạn vẫn chưa có một quyết định nào về sự kìm hãm Covid hoàn toàn. Và chỉ mới có những chính sách du lịch mùa dịch mới được cập nhật nên thị trường du lịch vẫn chưa hoàn toàn ổn định.
• Rủi ro nữa là sẽ có một số các đơn vị sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về kinh tế trong thời gian dịch bệnh. Cho nên có nguy cơ rút lui hoặc phá sản vì không đáp ứng đủ nhu cầu và điều kiện tồn tại.
4.2 Đề xuất đầu tư Nếu nhà đầu tư vẫn quyết định đầu tư vào ngành Du có thể tham khảo một vài công ty du lịch sau đây:
• HAX - Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh
Đây là Công ty duy nhất trong bài phân tích trên đạt hiệu quả kỹ thuật 3 năm tuyệt đối 100%.
• DSN - Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen
Kết quả kinh doanh của Đầm Sen giảm mạnh trong 2 năm qua khi dịch bệnh Covid19 bùng phát. Tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng trước đó công ty này hoạt động kinh doanh doanh thu khá lớn đạt hơn 200 tỷ đồng trong năm 2018-2019, báo lãi khoảng 120 tỷ đồng mỗi năm. Đợt dịch Covid 2020 thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều, chỉ có suy giảm nhưng không quá nghiêm trọng.
Bước sang năm 2021, doanh thu tuy không lớn nhưng cũng chứng minh công ty này vẫn hoạt động khá triển vọng, cổ phiếu vẫn có tương lai tăng trưởng trở lại mà nợ của công ty không quá nhiều, chỉ cần thời gian ngắn sẽ cân bằng doanh thu đã mất từ đại dịch. Theo kết quả phân tích trên thì năm 2019 và 2020 công ty đều đạt hiệu quả kỹ thuật là 100%, đến năm 2021 thì có giảm tuy nhiên không nằm trong top những doanh nghiệp có hiệu quả thấp. Ngoài ra, các hoạt động của công ty khá đa dạng nên doanh thu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau.
• NVT - Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay
Hoạt động kinh doanh chính đó là bất động sản du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều dịch vụ khác. Hoạt động kinh doanh khá đa dạng, doanh thu đến từ nhiều dịch vụ khác. Năm 2021, tình hình kinh doanh những tháng đầu năm không khả quan, nhưng đến tháng 3, 4 cho thấy có sự tăng trưởng nhẹ. Cũng là công ty lớn, có nhiều công ty con nên 15 cũng có nhiều nguồn thu. Ưu điểm lớn của cổ phiếu này đó là giá thấp, có lợi cho nhà đầu tư ít vốn.
Qua phân tích thì hiệu quả kỹ thuật 3 năm 2019, 2020 và 2021 của công ty đều đạt giá trị tương đối cao (>60%). Ninh Vân Bay đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 sẽ mở rộng thành chuỗi với 10 khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp, với tổng quy mô 1.000 phòng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Song song đó là phát triển chuỗi 10 khu đô thị bất động sản nghỉ dưỡng đô thị và ven đô với quy mô giới hạn 30 tới 50 biệt thự lớn mỗi khu theo định hướng trên. Đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển của công ty trên thì đây là một công ty đáng để đầu tư.
• VJC - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
Năm 2021, ngành Hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 và các đợt giãn cách xã hội kéo dài trong suốt quý III. Quý IV/2021, nhờ việc tiêm chủng vaccine được triển khai rộng rãi trên toàn quốc cùng việc nghiêm ngặt tuân thủ các quy định phòng dịch, ngành hàng không đã có dấu hiệu hồi phục.
Hiện nay, tỷ lệ tiêm phủ vaccine của Việt Nam đạt hơn 80%, nhà nước chủ trương thực hiện chính sách "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Thêm vào đó, từ ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa toàn bộ đường bay quốc tế sau 2 năm đóng cửa. Đây chính là động lực, thúc đẩy sự hồi phục của ngành hàng không Việt Nam trong các năm tới. Năm 2021, cũng là năm Vietjet đạt nhiều thành tựu quan trọng như tiếp tục được AirlineRatings, đơn vị uy tín chuyên đánh giá các sản phẩm và an toàn hàng không thế giới, đánh giá là 1 trong 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất và an toàn nhất thế giới.
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của công ty năm 2019 đạt giá trị tối đa 100%, năm 2020 và 2021 có giảm tuy nhiên vẫn đạt giá trị khá cao (>70%). Năm 2022, cùng với việc mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế, đặc biệt là sự phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên khắp cả nước, ngành hàng không Việt Nam được đánh giá sẽ hồi phục và phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2022 và các năm tiếp theo. Vì vậy Vietjet là một trong những công ty sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.