Những cánh rừng bị tàn phá nhanh chóng chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc gia tăng đột biến của khí thải khiến khí hậu nóng lên. Trong các bối cảnh thảm thực vật của rừng nhiệt đới là nguồn chứa carbon lớn nhất. 2/3 diện tích rừng mưa nhiệt đới thiên nhiên đã bị “xóa sổ” trên toàn cầu. Theo một phân tích của Tổ chức phi lợi nhuận Rainforest ở Na Uy; việc khai thác gỗ và chuyển đổi đất, chủ yếu cho nông nghiệp; đã xóa sổ 34% diện tích rừng mưa nhiệt đới trên thế giới và làm suy thoái thêm 30% nữa. Khiến chúng càng dễ bị hỏa hoạn và tàn phá hơn trong tương lai.
Hơn một nửa số lượng rừng bị tàn phá kể từ năm 2002 nằm ở Amazon của Nam Mỹ; và các khu rừng nhiệt đới giáp ranh. Tác giả của báo cáo, Anders Krogh, một nhà nghiên cứu về rừng nhiệt đới; cho biết càng có nhiều rừng mưa nhiệt đới bị phá hủy. Càng nhiều khả năng xảy ra biến đổi khí hậu; từ đó khiến các khu rừng còn lại khó tồn tại hơn.
“Đó là một chu kỳ đáng sợ,” Krogh nói. Ông nhận thấy, tổng số diện tích rừng bị mất từ năm 2002 đến 2019 lớn hơn cả diện tích của Pháp. Tỷ lệ rừng bị mất trong năm 2019 gần tương đương với mức độ tàn phá hàng năm trong 20 năm qua. Với diện tích rừng ngang ngửa với một sân bóng đá biến mất sau mỗi 6 giây.
Rừng Amazon của Brazil đã phải chịu áp lực rất lớn trong những thập kỷ gần đây. Khi sự bùng nổ nông nghiệp khiến nông dân và những người đầu tư đất đai phải cải tạo những mảnh đất để trồng đậu nành; thịt bò cùng các loại cây trồng khác. Xu hướng đó trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2019. Khi Tổng thống cánh hữu Jair Bolsonaro nhậm chức và bắt đầu coi nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Tuy gặp nhiều khó khăn là thế, rừng Amazon cũng đại diện cho hy vọng lớn nhất để bảo tồn những gì còn sót lại của rừng nhiệt đới. Theo Krogh, Amazon và các khu vực xung quanh – rừng nhiệt đới Orinoco và Andean; chiếm 73,5% diện tích rừng nhiệt đới thiên nhiên, vẫn còn nguyên vẹn. Báo cáo mới “củng cố rằng Brazil phải quan tâm đến những cánh rừng nhiều hơn,” Ane Alencar; nhà địa lý của Viện Nghiên cứu Môi trường Amazon, cho biết. “Brazil có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới và cũng quốc gia đang bị thiệt hại nhiều nhất.”
Các hòn đảo Đông Nam Á, phần lớn thuộc Indonesia; xếp thứ hai về tỷ lệ tàn phá rừng kể từ năm 2002. Với phần lớn rừng bị chặt phá để trồng dầu cọ. Trung Phi đứng thứ ba, với phần lớn khu vực bị tàn phá tập trung xung quanh lưu vực sông Congo. Do canh tác truyền thống, thương mại cũng như khai thác gỗ một cách tràn lan.
Tasso Azevedo, điều phối viên của Tổ chức sáng lập bản đồ về nạn phá rừng ở Brazil, MapBiomas. Cảnh báo rằng báo cáo đó có thể quá khắt khe. Các phân tích chỉ đếm những khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi 500 km vuông (193 dặm vuông) là còn nguyên vẹn. Để lại khu vực nhỏ hơn mà đáng lẽ ra có thể thêm vào trong bản đồ độ che phủ rừng nguyên sinh trên thế giới.
Krogh giải thích rằng sở dĩ báo cáo có luận điểm như vậy là vì những vùng nhỏ hơn có nguy cơ bị “hiệu ứng rìa”. Đó là tình trạng mà cây cối chết nhanh hơn và khó duy trì được đa dạng sinh học ở khu vực gần bìa rừng. Tuy nhiên ông cũng cho biết, một khu rừng rộng 500 km vuông hoàn toàn có thể duy trì đầy đủ hệ sinh thái của nó.
Những cánh rừng thiên nhiên bị tàn phá là nguyên nhân chính khiến khí hậu nóng lên. Bởi vì, việc tàn phá thiên nhiên, xả chất thải cũng như các hoạt động thương mại; dịch vụ, sản xuất công nghiệp đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Qua đó khiến băng tan nhanh; và biến nhiều vùng đất bị cô lập làm các loài động vật, thực vật khác bị ảnh hưởng về quá trình tiến hóa; cũng như cuộc sống thường ngày.
Cần phải nhớ rằng, hiện nay, tình trạng xả khí thải của nhiều nhà máy trên toàn thế giới; đang là một trong những hiểm họa đáng sợ nhất của thiên nhiên hoang dã trên Trái đất. Trong khi đó, những cánh rừng hoang sơ, nơi có thể hút bụi bặm. Hút khí CO2 và sản xuất khí O2 đang ngày càng bị thu hẹp dần. Chưa kể, rác thải tràn lan trên biển khiến vô số cá thể các loài bị tử vong.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự đa dạng hệ sinh thái trên toàn Trái đất đang ngày càng bị thu hẹp. Mà nguyên nhân dẫn tới việc này chủ yếu là do con người./.