Đặc điểm tự nhiên của cây
Cây Bách bộ là cây dây leo, thân nhỏ nhẵn, có chiều dài 10cm, lá mọc đối và có hình thuôn dài. Hoa mọc thành từng cụm ở kẽ lá, có màu vàng hoặc màu đỏ. Cuống hoa dài 2-4cm. Cây thường ra hoa vào mùa hè. Quả bách bộ có 4 hạt. Rễ cây Bách bộ hình chùm, gồm 30 củ. Củ Bách bộ khô hình con thoi dài khoảng 6-12cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có màu vàng trắng hoặc sám vàng. Củ giòn chắc, có vị đắng, ít ngọt, mùi thơm ngát.
Cây Bách bộ mọc hoang và thường xuất hiện ở Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Phạm vi phân bố khá rộng rãi, từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho tới các tỉnh phía Nam đều có thể nhìn thấy sự xuất hiện của cây này. Hoa bách bộ bắt đầu vào tháng 6, quả đậu vào tháng 7-9. Quả bắc bộ chín có thể tự phát tán hạt để nhân giống.
Thu hoạch: củ - rễ Bách bộ được dùng để làm thuốc, củ càng lâu năm, càng to dài sẽ càng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Thu hoạch củ Bách bộ vào mùa đông hàng năm hoặc vào mùa xuân. Trước khi thu hoạch người ta sẽ cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây nhỏ và đào toàn bộ củ lên, rửa sạch, phơi khô. Cách chế biến: rễ cây Bách bộ ngâm rượu hoặc chích với mật ong sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần chất có trong cây Bách bộ
Rễ cây bách bộ có chứa alcaloid: neotuberostemonin, stemonin, isotuberostemonin, stemotini.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Bách bộ
Trị ho dữ dội: Sử dụng rễ Bách bộ, Gừng sống với hàm lượng bằng nhau. Mang đi giã lấy nước, sắc uống 2 chén cho tới khi khỏi hẳn. Hoặc dùng rễ Bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén.
Trị ho lâu năm: Rễ cây Bách bộ 20 cân, giã lấy phần nước cốt, sắc lại cho đến khi dẻo quánh. Mỗi lần sẽ uống 1 muỗng canh, ngày làm 3 lần.
Trị trẻ nhỏ bị ho do hàn: Dùng 30g Bách bộ sao khô Bách bộ sao, Ma hoàng khử mắt, tán thành bột. Kết hợp với hạnh nhân sao, rồi bỏ vào nước thật sôi, vớt ra, nghiền thành bột. Cho mật ong vào vo thành viên nhỏ bằng hạt bồ kết. Mỗi lần sẽ uống 23 viên với nước nóng.
Trị phù, vàng da cả người: Sử dụng Bách bộ tươi mới đào về, rửa sạch, giã nát. Đắp 1 miếng lên phần rốn, tiếp đến lấy nửa tô xôi giã mềm dẻo rồi đắp lên trên miếng bạch bộ vừa rồi. Lấy khăn bịt lại. Sau 12 ngày thấy trong ruột có hôi mùi rượu thì tiểu được và hết phù.
Bài thuốc từ cây bách bộ trị giun kim: Dùng Bách bộ tươi, sắc kẹo rồi thụt vào hậu môn trong 1 tuần.
Trị bệnh mũi đỏ: Ngâm 50g bách bộ trong 100ml cồn 95 độ. Sau 10 ngày lấy ra dùng. Bôi 3 lần/ngày lên vùng mũi, liệu trình trên 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Trị đau bụng do các loại trùng sán lạ: Dùng Bách bộ đem nấu thành cao, sau đó pha với nước hoặc vo thành dạng viên uống thường xuyên ngày 1-2 lần trước khi ăn để phòng trị các loại trùng ký sinh.
Trị giun đũa với cây bách bộ: Bách bộ 12g, sắc nước uống vào buổi sáng lúc đói, uống liên tục trong 5 ngày, sau đó dùng thuốc xổ mỗi sáng.
Trị ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít: Nguyên liệu: Bách bộ 16g, Bạch tiền 12g, Cát cánh 12g, Kinh giới 12g, Sắc uống.
Trị lao phổi có hang: Bách bộ 20g, Đơn bì 10g, Đào nhân 10g, Hoàng cầm 10g, Sắc đặc cho tới khi còn 60ml, uống ngày 1 thang, dùng liên tục 2 – 3 tháng.
Trị ho do lao phổi, do phế nhiệt: Bách bộ 640g, Sa sâm 640g, sắc với nước, bỏ phần bã. Sau đó trộn với 640g mật ong, nấu nhỏ lửa cho thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8ml.
Những lưu ý khi sử dụng củ bách bộ
Dù là bất cứ thảo dược nào thì cũng đều có cái lợi và cái hại do vậy người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ. Đối với Bách bộ ngâm rượu nên sử dụng một chén nhỏ trước khi ăn. Không nên lạm dụng dùng quá nhiều củ Bách bộ vì có thể gây ngộ độc, tê liệt hoặc nôn ói, thậm chí là tử vong. Trong trường hợp người bệnh dùng bài thuốc từ cây Bách bộ mà bị ngộ độc nhẹ, có thể giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc đem gừng nướng lên pha với nước ấm, thêm một ít giấm ăn./.