Các ngân hàng toàn cầu phản ứng thế nào khi giá niken tăng mạnh?

0004029363-001-20220314161801021-1647244845.jpg
Niken chất thành đống tại một nhà máy ở Nga (Nguồn: Reuters)

Khi giá niken tăng vọt do sự siết chặt của Tập đoàn Qingshan (Trugn Quốc) và giao dịch trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) bị đình chỉ, các ngân hàng toàn cầu như JP Morgan Chase đã bắt đầu hành động.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin vào ngày 13 (giờ địa phương) rằng các ngân hàng như JP Morgan Chase, Standard Chartered và BNP Paribas đã tham gia đàm phán với Tập đoàn Qingshan.

Họ được cho là đang xem xét các phương thức gia hạn hạn mức tín dụng cho Tập đoàn Qingshan để họ có thể trả lợi nhuận biên. Theo báo cáo của WSJ, khi giá niken ở mức cao nhất mọi thời đại và năng lực sản xuất của Tập đoàn Qingshan là rất lớn, việc gia hạn như trên được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Theo nguồn tin, các ngân hàng này cũng đang thảo luận về cách đảm bảo tài sản thép và niken của Tập đoàn Qingshan ở Trung Quốc và Indonesia như là một tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Có một triển vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ trực tiếp giải quyết vấn đề này. Tập đoàn Qingshan hiện đang phải chứng minh rằng mình có đủ niken để thanh lý vị thế bán khống 8 tỷ USD hoặc hoàn trả bằng hiện vật. Theo các quan chức, ước tính chính phủ Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 100.000 tấn niken.

Đỉnh điểm là vào ngày 8/3 vừa qua, giá niken tại LME đã tăng 111% và vọt lên mức cao nhất là 101.365 USD/tấn. Giá niken đã tăng hơn hai lần chỉ trong một ngày. Do đó, LME đã tạm dừng mọi giao dịch niken và hủy bỏ các giao dịch trước đó. Tập đoàn Qingshan được cho là nguyên nhân khiến giá niken tăng mạnh. Trước đó, tập đoàn này đã bán khống niken với dự đoán rằng giá niken sẽ giảm. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra, để giảm bớt thiệt hại do bán khống, giá niken đã tăng vọt./.