Quảng cáo #128

Biến vườn táo bên bờ sông La thành điểm tham quan, trải nghiệm

Từ vùng bãi bồi bên bờ sông La sản xuất không hiệu quả, anh Nguyễn Trung Tính (SN 1983, trú Thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trồng vườn táo xanh tốt, sai trĩu quả. Việc bán vé tham quan và bán táo đã mang lại thu nhập, nâng cao kinh tế cho gia đình.
z5078654001460-4bf4f5b2e280c7b5d603c293d6a6a66d-1705482159.jpg
Vườn táo bên bờ sông La chuẩn bị đón khách tham quan, trải nghiệm.

Những ngày này, anh Nguyễn Trung Tính đang tất bật chuẩn bị những khâu cuối cùng để đón khách tham quan vườn táo của gia đình vào dịp cuối năm. Con đường vào trang trại được san gạt, cắt cỏ, chăm sóc, cắt tỉa.

Ngoài vườn táo hơn 300 gốc, anh còn trồng thêm các loài hoa cúc, hoa nhài, để khách tham quan đến chụp ảnh trải nghiệm.

z5078654013916-b39cb9efb5875305b348c35c94828ba2-1705482167.jpg
Vườn táo bên bờ sông La của gia đình anh Tính..

Năm 2017, anh Tính thuê đất bãi bồi ven sông La của huyện Đức Thọ để trồng táo. Với diện tích 7.000 m2, ban đầu anh trồng 150 gốc táo. Sau đó, thấy cây táo phát triển tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác nên anh tiếp tục trồng thêm 150 cây.

Dưới sự chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng của chủ vườn, hơn 300 gốc táo đã cho ra những quả táo, to, căng mọng đảm bảo chất lượng, vị ngon ngọt đặc trưng.

z5016852452073-18011bec74ef3cc35d9d01dd83c6a068-1705482183.jpg
Anh Tính đang thực hiện những công đoạn cuối cùng để đón khách đến tham quan, trải nghiệm.

Hiện nay, vườn táo trên 300 gốc được chia làm 2 khu vực. Khu vực thứ nhất với 120 gốc được anh trồng và cho thu hoạch đã 5 năm, khu thứ 2 gần 200 gốc trồng cách dây 3 năm. Sau khi tham khảo, chọn lọc anh quyết định mua giống táo về từ tỉnh Nam Định để trồng. Bởi giống táo này là loại cây có rất nhiều ưu điểm, rất dễ trồng và không tốn nhiều công sức chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi trồng trên vùng đất phù sa, vùng bãi bồi ven sông La, rất phù hợp với giống táo này. Có những cây táo cho quả lớn, trọng lượng trung bình từ 6 - 8 quả 1 kg.

Vụ táo năm 2022, vườn táo đạt sản lượng đạt trên 03 tấn táo, với giá bán táo bi 30 ngàn đồng/kg, táo to 50 ngàng đồng/kg, doanh thu đạt trên 150 triệu đồng, sản lượng không đủ để cung cấp nhu cầu của khách hàng. Còn du khách muốn vào vườn táo trải nghiệm, chụp ảnh anh Tính bán vé 20.000 đồng/người.

z5016851290042-25ccf2bdf7bb1530860480176eeb039a-1705482183.jpg
Nhờ được chăm sóc tốt, phù hợp với thổ nhữơng nên táo cho quả to, đều, đẹp.

Bước sang năm 2023, để đảm bảo chất lượng và sản lượng đạt yêu cầu, anh Tính đã mạnh dạn đầu tư về khoa học kỹ thuật, phân bón. Đồng thời thực hiện nghiêm túc theo quy trình sản xuất nhằm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sản phẩm và du lịch trải nghiệm của du khách gần, xa.

Anh Tính chia sẻ: Vào khoảng tháng 2 âm lịch, khi cây táo thu hoạch hết quả sẽ tiến hành cắt cành, tỉa cây, làm cỏ, xới xáo, xử lý đất, bón phân. Sau đó theo giai đoạn để chăm sóc, tỉa cảnh, tạo tán, chăm sóc để đón hoa, chăm sóc quả sau khi đậu. Đến đầu tháng 12 âm lịch bắt đầu thu hoạch quả và đón khách cho đến hết tết Nguyên đán.

z5016851832862-36b1a6f1f61a10dcd94dec924da584b1-1705482183.jpg
Từ đầu tháng 12 âm lịch, vườn táo bắt đầu chín.

Vụ táo năm nay, anh ước tính sản lượng của vườn táo đạt trên 05 tấn sản phẩm. Anh Tính cho biết, các vụ táo trước vườn táo của gia đình anh đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, trải nghệm.

z5078653996060-1ae694baaf2b6397bb9e320018d37eef-1705482147.jpg
Ngoài vườn táo, anh Tính còn trồng thêm hoa, tạo khung cảnh để khách tham quan chụp ảnh.

Từ thành công của mô hình, đã chứng minh với sự năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, khát vọng và sự quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình sẽ gặt hái được thành công. Đây thực sự là mô hình du lịch, trải nghiệm tiêu biểu, mang lại giá trị kinh tế cao tăng thu nhập cho gia đình./.

Nguyễn Duyên