Vị thế của báo chí trong nền kinh tế
Kinh tế xã hội được hiểu là cách thức hoạt động kinh tế được định hình bởi các quá trình xã hội. Kinh tế chính là “phong vũ biểu” của xã hội.
Báo chí vừa tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phản ánh tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, khích lệ tinh thần kinh doanh trong xã hội, thúc đẩy văn hóa kinh doanh. Một bài báo có thể thúc đẩy thành công của doanh nghiệp, lan toả khí thế, tinh thần kinh doanh trong xã hội. Nhưng một bài báo cũng có thể làm tiêu tan một thương hiệu, một doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp vừa là nguồn thông tin, vừa là đối tác, là nguồn lực và khách hàng quan trọng của báo chí.
Nhận thức về tầm quan trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập, những năm qua các cơ quan báo chí quán triệt và thực hiện nghiêm Luật Báo chí, trong đó đặc biệt chú trọng hoạt động cung cấp thông tin; trả lời trên báo chí; tổ chức họp báo; cải chính trên báo chí; phản hồi thông tin... Vì vậy, báo chí thực sự đồng hành với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đóng góp tích cực trong thực hiện khát vọng về một xã hội phát triển toàn diện, vững chắc.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, báo chí cách mạng Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới đã có những đóng góp hết sức to lớn, góp phần triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy nhanh sự phát triển bền vững, cải cách thủ tục hành chính, triển khai các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.
Hệ thống báo chí đã tập trung tuyên truyền phản ánh hướng đi của đất nước, làm rõ tính tất yếu và cơ sở khoa học phản ánh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò thiết thực của báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện bằng việc phản ánh thực tiễn, giữ vững định hướng trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc và tôn vinh những gương điển hình tiên trong phát triển kinh tế xã hội đã làm đà nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền của truyền thông.
Tiếng nói quan trọng phản biện chính sách
Báo chí còn tham gia phản biện chính sách, tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm. Góp phần giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Hàng loạt nội dung về pháp lý và chính sách thúc đẩy kinh tế được xây dựng, ban hành. Để những chính sách và khung pháp lý này đi vào đời sống, vai trò của truyền thông, báo chí là đặc biệt quan trọng. Bên cạnh truyền tải thông điệp, chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng báo chí cũng có vai trò lớn trong việc truyền thông chính sách.
Vai trò trong việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, bao gồm việc tham gia lấy ý kiến của người dân, chuyên gia, tổ chức đóng góp vào xây dựng dự thảo hoạch định chính sách, đồng thời phản ánh những vấn đề được dư luận quan tâm, tạo ra áp lực nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách. Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế đang trong giai đoạn xây dựng, tiếp tục nhận được sự chung tay góp sức của đội ngũ truyền thông báo chí. Thực tế, vai trò này đã được giới báo chí thể hiện tốt trong thời gian vừa qua, thông qua việc đồng hành với các Bộ, ngành, cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp và địa phương, đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng thành công nhiều đề án phát triển kinh tế xã hội.
Vai trò thứ hai thể hiện trong việc giám sát thực thi và đánh giá chính sách phát triển kinh tế xã hội, bao gồm tuyên truyền, phổ biến chính sách về kinh tế tới người dân; giám sát thực thi, phát hiện và kịp thời đề xuất những bất cập, những hành vi lợi dụng chính sách, từ đó nâng cao hiệu quả chính sách phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, báo chí cũng cần đánh giá hiệu quả của chính sách thông qua dư luận công chúng, góc nhìn chuyên gia hoặc thông qua sự thăm dò, khảo sát của chính cơ quan báo chí.
Việt Nam đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, ở những mức độ khác nhau đều muốn có thông tin để vươn ra “biển lớn” hội nhập kinh tế thế giới, chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh. Báo chí chính là đối tượng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vừa là người quảng bá, xây dựng thương hiệu, giới thiệu các doanh nghiệp ra xã hội, khu vực và thế giới. Mặt khác, qua báo chí, đối tác cũng được đáp ứng mong muốn tìm hiểu đất nước ta có thế mạnh gì để tìm kiếm cơ hội, hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư.
Vì vậy, báo chí trở thành cầu nối, giúp họ tìm được những thông tin cần thiết. Bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và báo chí với mong muốn đóng góp cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang ngày càng phấn đấu phát huy tính hiệu quả với cách làm năng động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có tâm tài luôn được báo chí và xã hội tôn vinh. Ngược lại, thông qua sự phản ánh này, nội dung của báo chí đa dạng hơn, phong phú hơn, đáp ứng yêu cầu của nhân dân có một cuộc sống ngày càng tiến bộ đầy đủ hơn về vật chất và phong phú về tinh thần.
Báo chí là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nền Báo chí cách mạng Việt Nam phát triển cùng đất nước, có vai trò, trách nhiệm to lớn trong định hướng tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế; đặc biệt là thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp phần lành mạnh đời sống xã hội và phát triển. Là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội. Toàn bộ hệ thống báo chí, truyền thông ở Việt Nam đều là cơ quan của các tổ chức đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Báo chí thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ngược lại sự phát triển của kinh tế xã hội cũng thúc đẩy báo chí truyền thông tiến bộ./.