Theo đó, ấn tượng nhất tăng trưởng của Việt Nam trong quý 3 năm nay là 13,5%. Mức tăng trưởng này có được nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine, sự phục hồi nhanh trở lại của các ngành du lịch dịch vụ, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức từ bên ngoài khi đơn hàng giảm, nhu cầu tiêu dùng chậm lại ở các quốc gia phát triển, là những đối tác lớn nhập khẩu của Việt Nam hay là diễn biến về chính sách tiền tệ của Mỹ và Châu Âu.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, cho biết, hiện nay lạm phát dự báo sẽ vẫn giữ ở dưới mục tiêu đặt ra. Ngân hàng Nhà nước đã tăng biên độ tỷ giá +/- 3% lên 5% để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế, khi mà tiền VND đã giảm giá trị khoảng 9% so với đồng USD.
"Cần thận trọng với rủi ro khi giá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất của Việt Nam bằng đồng USD sẽ tăng lên, nhất là những ngành hàng phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, rồi gia công, tái xuất khẩu", vị nay cho hay.