Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các yếu tố quan trọng để vốn FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023 gồm: Kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng là chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thu hút FDI sẽ hướng đến các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cục Đầu tư nước ngoài dự tính, thu hút FDI năm 2023 có thể đạt 36 - 38 tỷ USD, còn vốn giải ngân đạt khoảng 22 - 23 tỷ USD.
Các chuyên gia khẳng định, thu hút FDI đã khó, thu hút FDI chất lượng cao càng khó. Để thực hiện thành công mục tiêu thu hút vốn FDI không chỉ cho hoạt động đổi mới sáng tạo, cần những giải pháp mang tính đột phá, hiệu quả và khả thi.
Bên cạnh đó, ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh, đặc biệt là phù hợp với công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Đây rõ ràng là điều kiện cần không chỉ cho mục tiêu 38 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm Quý Mão 2023, mà cả những giai đoạn tiếp theo.
Chiến lược còn đặt mục tiêu thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, để thực hiện thành công các mục tiêu trên, việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thời gian tới Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, trong đó nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.
Khu vực doanh nghiệp trong nước cần được phát triển lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế, để liên doanh, liên kết với khu vực FDI, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.
“Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, đưa khu vực đầu tư nước ngoài kết nối chặt chẽ với khu vực đầu tư trong nước, mang lại sức phát triển bền vững cho nền kinh tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho rằng rằng tình hình đầu tư có thể khả quan hơn trong năm 2023. Ông dự báo, thu hút FDI năm 2023 của Việt Nam có thể đạt 36 - 38 tỷ USD, còn vốn giải ngân đạt khoảng 22 - 23 tỷ USD.
Theo phân tích của ông Sử, việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, mở cửa biên giới đường bộ có thể tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam./.
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thu hút FDI năm 2022 đạt gần 28 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.
Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.Cả nước có 36.278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.