Xử lý dung môi thải độc hại, bảo vệ môi trường

Dung môi là loại hóa chất được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày với mục đích pha loãng các hóa chất khác.
he-thong-xu-ly-dung-moi-1649497212.jpg
Các thiết bị xử lý phải luôn được kiểm tra tránh phát tán dung môi độc hại

Trong cuộc sống hàng ngày, loại dung môi được sử dụng chủ yếu là dung môi hữu cơ. Ví dụ như tetrachlorethylene trong công tác làm sạch khô, toluene, nhựa thông làm chất pha loãng sơn, acetone, ethyl acetate, làm chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo, ethanol trong nước hoa,... Còn đối với dung môi vô cơ, trừ nước thì người ta chỉ sử dụng giới hạn trong một số nghiên cứu hóa học hoặc một số quy trình công nghệ đặc biệt.

Dung môi là chất có thể dùng để hòa tan các loại chất lỏng khí hoặc rắn. Dung môi khi ở nhiệt độ và điều kiện nhất định thì có thể hòa tan các chất khác theo thể tích nhất định. Trong các ngành công nghiệp nặng  dung môi là loại hóa chất rất quan trọng. Các dung môi được sử dụng phổ biến hiện nay là acetone, butyl acetate, cồn công nghiệp, methanol, toluene, iso propyl alcohol - IPA… Đây đều là những hóa chất tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, không có mùi, hoặc thơm nhẹ.

Dung môi có thể gây hại cho con người khi ngửi phải do tính chất dễ bay hơi. Những dung môi phổ biến như Benzen, Toluen, VOCs có tác động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏa con người. Những nơi thường xử dụng dung môi độc hại thường là các nhà máy sản suất thuốc trừ sâu và phân bón.vv.. Những nơi này phải có một hê thống lọc khí hoàn chỉnh mới có thể ngăn khí độc rò rỉ ra ngoài.

Bằng phương pháp chưng cất, thu hồi IPA, thinner và một số dung môi tẩy rửa sạch khác từ các chủ nguồn thải CTNH là IPA thải, thinner thải và một số dung môi đã qua sử dụng. Thông số của quá trình sẽ được cài đặt dựa trên nhiệt độ bay hơi của loại dung môi đó. Dung môi sau khi bay hơi ra khỏi thiết bị chưng cất sẽ được ngưng tụ bằng thiết bị làm lạnh nhanh, nhằm tăng khả năng thu hồi dung môi. Các dung môi sau khi ngưng tụ sẽ được chuyển vào bồn chứa riêng biệt.

Sau mỗi mẻ chưng cất sẽ có một lượng cặn tồn tại ở đáy nồi và sẽ được vệ sinh và đem đi đốt trong lò đốt chất thải nguy hại. Nhiệt cấp cho quá trình chưng cất sẽ được cấp bằng điện trở nhiệt. Quy trình vận hành an toàn của hệ thống xử lý IPA, thinner và các dung môi khác. Mặc dù có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày song cũng độc hại lại là chất dễ bay hơi nên dung môi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người và động vật. Có thể kể đến tác động của một số loại được sử dụng phổ biến hiện nay là:

VOCs: Đây là tên gọi chung của những chất lỏng, rắn có chứa cacbon hữu cơ rất dễ bay hơi như axeton, ethylacetate,… Chúng ít gây độc mãn tính mà chủ yếu là độc cấp tính như chóng mặt, nôn mửa, co giật, ngạt thở, viêm phổi,…

Benzen: Khi tiếp xúc trực tiếp với benzen, nó sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da, phổi và sau khoảng nửa giờ, 75 - 90% sẽ bị đào thải ra ngoài. Phần còn lại sẽ bị tích lũy lại trong mỡ, tủy xương, não và từ từ bài tiết ra ngoài một cách chậm chạp. Trong quá trình tích lũy nó gây nên sự rối loạn quá trình oxy hóa khử của các tế bào, khiến cơ thể bị xuất huyết bên trong.

Nếu nhiễm độc benzen nhiều thì cơ thể sẽ có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, thậm chí tử vong. Còn nếu phơi nhiễm thường xuyên, cơ thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ăn mất ngon, xung huyết vùng niêm mạc miệng, đau đầu, chuột rút, thiếu máu nhẹ, với phụ nữ mang thai có thể đẻ non hoặc sảy thai.

Toluen: Chỉ với một lượng nhỏ toluen, khoảng 1/1000 đã có thể khiến nạn nhân bị mất thăng bằng, đau đầu, còn nếu ở nồng độ cao hơn là ảo giác, choáng, thậm chí ngất xỉu; Diethyl ether, chloroform và một số loại dung môi khác có nguồn gốc từ xăng hoặc keo dán được sử dụng trong trò “hít keo”. Nếu duy trì sử dụng lâu dài nó có thể nhiễm độc thần kinh hoặc ung thư; Methanol có thể gây mù vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong.

Tại khu vực chưng cất dung môi trong khu vực sản xuất của cơ sở sản xuất. Công nhân phải nắm rõ quy trình và thực hiện đúng các bước vận hành an toàn hệ thống. Hy vọng những kiến thức thông thường này sẽ giúp những người thường xuyên tiếp xúc với dung môi biết cách tự bảo vệ sức khỏe và tránh ô nhiễm môi trường./.

Đỗ Hoàng TH