Việt Nam chuẩn bị đưa thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp

Việc ứng dụng Drone/UAV (thiết bị bay không người lái) để phun thuốc bảo vệ thực vật đang trở nên ngày càng phổ biến, thế nhưng hiện nay Việt Nam chưa có quy định về loại thuốc nào dùng được cho drone, khu vực nào, cây trồng nào, loại sâu bệnh gì thì được ứng dụng bay phun thuốc. Qua đó, Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở cho việc phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bằng UAV.

Thông tin trên được ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nêu lên tại hội thảo “Chia sẻ thông tin, quy định về quản lý và sử dụng UAV/Drone của một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Góp ý cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bằng UAV”.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu hiện nay nhằm giải quyết nhu cầu lương thực đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu cùng lúc với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Các nghiên cứu cho thấy sản lượng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học cần phải gia tăng thêm 50% để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của hơn 10 tỉ người trên thế giới.

Trong khi đó, mỗi năm trên toàn cầu có đến 12 triệu ha đất canh tác nông nghiệp bị mất đi và tỉ lệ mất mùa hàng năm vẫn ở mức 17%. Vì vậy đổi mới khoa học công nghệ là một trong những công cụ then chốt nhằm giải quyết các vấn đề này, trong đó, ứng dụng và quản lý thiết bị bay không người lái (UAV/drone) được coi là giải pháp hữu hiệu.

Theo ông Đạt, việc ứng dụng Drone để phun thuốc bảo vệ thực vật đang trở nên ngày càng phổ biến nhờ những ưu điểm nổi bật của công nghệ về hiệu quả, độ chính xác, khả năng tiết kiệm lao động, giảm lượng nước thuốc sử dụng, bảo vệ sức khỏe cho người dân...

Tuy nhiên hiện nay, nông dân Việt Nam đang ứng dụng tự phát thiết bị bay không người lái, chưa có quy định về loại thuốc nào dùng được cho drone, khu vực nào, cây trồng nào, loại sâu bệnh gì thì được ứng dụng bay phun thuốc. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật sẽ kết hợp với các bên hoàn thiện tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm và các quy định có liên quan đến sử dụng UAV để phun thuốc bảo vệ thực vật.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, Cục Bảo vệ Thực vật đã phối hợp cùng các tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm, các đơn vị cung cấp thiết bị bay của Việt Nam, các công ty thành viên của Hiệp hội CropLife Việt Nam và một số công ty thuộc Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực Việt Nam (VIPA)… tiến hành các mô hình thử nghiệm phun thuốc bằng drone.

Quá trình thử nghiệm, đã lựa chọn 8 dạng thuốc bảo vệ thực vật (với 29 loại), tiến hành trên 7 nhóm cây trồng chính, phòng trừ 15 loại sinh vật gây hại tại nhiều địa bàn sản xuất nông nghiệp khác nhau trên cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để Cục Bảo vệ Thực xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng drone.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) cho rằng, nếu không có đánh giá cẩn thận, hướng dẫn cụ thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Trong đó, một vấn đề cần được tiếp tục đánh giá thêm là việc phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái có ảnh hưởng đến cây trồng và các sinh vật có ích trên đồng ruộng hay không.

thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-2-1661236673.png
Ảnh minh họa.

Tăng cao hiệu quả sản xuất

Ông YingNan Jlang, đại diện CropLife châu Á cho biết, việc ứng dụng Drone trong sản xuất nông nghiệp giúp giải quyết nhiều thách thức lớn mà ngành nông nghiệp tại châu Á đang phải đối mặt như: áp lực dịch hại tăng cao, chi phí sản xuất tăng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, sức khỏe và sự an toàn của nông dân bị đe dọa, thiếu hụt và già hóa lao động nông nghiệp...

Bên cạnh đó, nếu so sánh với việc phun thuốc bảo vệ thực vật bằng tay thì ứng dụng Drone giúp giảm 70% lượng nước cần dùng, giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng hiệu lực tương đương, thậm chí tốt hơn, tốc độ phun nhanh hơn 30 lần, giảm bớt áp lực thiếu nhân công...

Để ứng dụng thành công Drone trong sản xuất, ông YingNan Jlang khuyến cao cần nâng cao nhận thức chung về lợi ích của Drone trong việc đảm bảo an toàn cho người dân, nâng cao năng suất và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác đa ngành giữa Chính phủ và ngành công nghiệp; tích cực trao đổi thông tin, kiến thức và các phương thức ứng dụng tiên tiến để quản lý rủi ro...

Tại Trung Quốc, số lượng drone sử dụng trong nông nghiệp ước tính trong giai đoạn 2016 - 2017 là khoảng 13.000 thiết bị bay; tới năm 2021, con số này đã lên hơn 160.000 (tăng hơn 10 lần) với tổng diện tích ứng dụng ước tính là gần 87 triệu ha. Sự thay đổi này còn được thúc đẩy nhanh chóng bởi các nước trong khu vực châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ - những nơi mà việc sử dụng drone đã mang lại nhiều cơ hội tiềm năng trong việc giải quyết các áp lực gia tăng về an ninh lương thực do tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, xu hướng già hóa dân số và quá trình đô thị hoá nhanh chóng.

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, ứng dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật đang trở nên ngày càng phổ biến nhờ những ưu điểm nổi bật về hiệu quả, độ chính xác, tiết kiệm chi phí công lao động, giảm lượng nước thuốc sử dụng, công suất cao, bảo vệ sức khỏe cho nông dân khi hạn chế tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.

Sự thay đổi này còn được thúc đẩy nhanh chóng bởi các nước trong khu vực châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ - những nơi mà việc sử dụng drone đã mang lại nhiều cơ hội tiềm năng trong việc giải quyết các áp lực gia tăng về an ninh lương thực do tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, xu hướng già hoá dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

Ngoài ra, sử dụng drone có hiệu quả cao trong phòng trừ các sinh vật gây hại nguy hiểm, đặc biệt là nạn châu chấu sa mạc tại một số nước trong thời gian vừa qua.

Việc thử nghiệm này được tiến hành trên 7 nhóm cây trồng chính với 8 dạng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ 15 loại sinh vật gây hại tại nhiều địa bàn sản xuất nông nghiệp khác nhau trên cả nước.

Bên cạnh đó, nếu so sánh với việc phun thuốc bảo vệ thực vật bằng tay thì ứng dụng drone giúp giảm 70% lượng nước cần dùng, giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng hiệu lực tương đương, thậm chí tốt hơn, tốc độ phun nhanh hơn 30 lần, giảm bớt áp lực thiếu nhân công...

Hạnh Nguyên (t/h)