- Tuần là một chu kỳ tự nhiên của bảy ngày, được kế thừa từ đạo Babylone và đạo Do Thái. Người Ai-Cập và người Hy-Lạp tập hợp ngày thành các décade (1 décade =10 ngày).
Theo người Babylone, con số 7 là số xui xẻo. Phải chăng nguồn gốc của việc nguyền rủa con số 7 có liên quan đến 7 hành tinh mà người Babylone khi đó biết rất rõ ? Câu hỏi vẫn còn đó...
- Trong tiếng Pháp, các thứ đều kết thúc bằng vĩ tố “di” vì những danh từ chỉ thứ bắt nguồn từ tiếng la-tinh dies, ví dụ : mardi = mars dies = ngày của sao Hoả.
Cứ như vậy với tất cả các thứ trừ chủ nhật, (song như chúng ta có thể nhận thấy kể cả ở từ chủ nhật vẫn hiện hữu chữ “i” đấy thôi !). Các thứ được dâng cho một vị thần và đều có dạng viết mang tên vị thần + thứ.
Chủ nhật không dâng cho một vị thần La Mã mà dâng cho Chúa trời: ngày chúa nhật = chủ nhật.
- Mỗi thứ đều mang tên của 1 trong 7 thiên thể mà các nhà thiên văn Babylone đều biết. Còn theo người La-Mã thì mỗi một trong 7 thứ đều dành để dâng cho 1 vị thần và cho hành tinh của mình:
Thứ hai (luna dies): ngày của Mặt Trăng.
Thứ ba (martis dies): ngày của sao Hoả, hành tinh dâng cho vị thần chiến tranh do màu da đỏ gợi đến màu máu.
Thứ tư (Mercuri dies): ngày của sao Thuỷ, vị thần của thương mại, du lịch, tốc độ. Sao Thuỷ cũng là sứ giả của các vị thần.
Thứ năm (Jodis dies): ngày của sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời, Chủ của các vị thần. Sao Mộc ngự trên thần Núi, từ đó nó bắn ra các tia chớp.
Thứ sáu (Veneris dies): ngày của thần Vệ nữ (hay còn gọi là sao Kim), hành tinh dâng cho Nữ thần Tình yêu.
Thứ bảy (Saturni dies): ngày của sao Thổ, hành tinh xa nhất và chậm nhất của hệ mặt trời dâng cho một vị thánh La mã. Theo truyền thuyết, vị thánh này đã dạy cho con người nghề nông. Trong tiếng Pháp, từ samedi còn có một nguồn gốc khác: Nó là một từ phái sinh từ tiếng la-tinh “sambati dies”, ngày nghỉ cuối tuần của người do thái (từ do thái có nghĩa là “nghỉ ngơi”).
Chủ nhật (solis dies): ngày của Mặt trời, hành tinh dâng cho thần Apollon. Trong tiếng Pháp, từ dimanche là một từ phái sinh từ tiếng la-tinh cơ đốc “dies domenicus”, ngày của Chúa trời, ngày dành cho việc ngồi thiền, cầu nguyện. Vả lại đó chính thức là ngày đầu tiên của tuần lễ.
- Người Do thái là những người đầu tiên điều tiết cuộc sống của mình theo tuần lễ. Thực ra, theo họ thì Thượng đế đã tạo ra thế giới trong 6 ngày và đã nghỉ vào ngày thứ 7.
- Có thể còn một nguồn gốc nữa của tuần lễ : cần phải mất khoảng 7 ngày từ khi trăng non đến trăng thượng huyền, 7 ngày từ trăng thượng huyền đến ngày trăng rằm; 7 ngày từ trăng rằm đến trăng hạ huyền và 7 ngày từ trăng hạ huyền đến ngày trăng non.
- Chỉ mãi tới thời Trung Cổ thì việc ứng dụng tuần lễ mới trở thành thông dụng./.