TP.HCM: "Bảo vệ quyền trẻ em - Thực trạng và giải pháp”

Số vụ việc xâm hại trẻ em trên địa bàn thành phố TP.HCM trong 5 năm qua (2017-2021) có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững, đó là thông tin tại hội thảo khoa học “Bảo vệ quyền trẻ em - Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo do Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức.

Theo đó, Sáng ngày 18/8, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Bảo vệ quyền trẻ em - Thực trạng và giải pháp” với mục tiêu đánh giá và đưa ra giải pháp đề xuất để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ trẻ em trong thời gian tới.

7ab7ef26233ee660bf2f-1660832699685814478367-1660884606.jpg
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại Hội thảo.

Theo thống kê của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, từ năm 2018-2021, số vụ bạo lực trẻ em tại TPHCM có chiều hướng giảm nhưng số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục lại chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng gần đây.

Cụ thể, Số liệu thống kê từ Sở Lao động, Thương bình và Xã hội TP.HCM cung cấp cũng cho thấy, trong 5 năm qua (2017-2021), tình hình số trẻ em nữ bị xâm hại tình dục nhiều hơn số trẻ nam và có xu hướng tăng mạnh trong xã hội: Năm 2017, số trẻ em nữ( 15 em, 17,9%) bị xâm hại tình dục nhiều hơn số trẻ em nam (01 em, 1,1%); năm 2018, số trẻ em nữ tăng lên (28 em, 65%) hơn số trẻ em nam (0); năm 2018, số trẻ em nữ (15 em, 53,6%) hơn số trẻ em nam (01 em, 3,6%); năm 2020, số trẻ em nữ tiếp tục tăng lên (39 em, 73,6%) hơn số trẻ em nam (01 em, 1,9%); đến 2021, số trẻ em nữ (19 em, 57,6%) hơn trẻ em nam (01 em, 3%).

Số vụ trẻ bị xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng, giảm cách năm. Số trẻ nam bị bạo lực nhiều hơn nữ và có xu hướng giảm đáng kể từ năm 2018-2021. Tuy nhiên, tình hình trẻ nữ bị xâm hại tình dục nhiều hơn nam và có xu hướng tăng mạnh trong xã hội. Độ tuổi trẻ em trong các vụ xâm hại có chiều hướng ngày càng nhỏ, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 10 đến dưới 16 và phần lớn là trẻ gái. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê này chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng xã hội bởi có nhiều nạn nhân không lên tiếng tố cao và khả năng nhận thức của trẻ về vấn đề xâm hại còn hạn chế.

056a019e6f85aadbf394-1660832779055316860388-1660884606.jpg

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch HĐND TP. HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, cần phải đánh giá lại thực trạng về cơ chế phối hợp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác trẻ em, chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động của các điểm tư vấn cộng đồng tại địa bàn dân cư và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đội ngũ cộng tác viên tại các khu phố, ấp, tổ dân phố; các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em ở cơ sở.

“…Tôi đề nghị Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố ngay sau hội thảo cần phối hợp chặt chẽ các đơn vị để kịp thời ghi nhận đầy đủ ý kiến phát biểu và có báo cáo cũng như văn bản tham mưu Thường trực HĐND thành phố để đề nghị UBND thành phố và các đơn vị, địa phương tập trung tăng cường các giải pháp và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đồng thời nghiên cứu các đề xuất của chuyên gia, nhà khoa học của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc Hội, Hội bảo trợ quyền trẻ em và các đơn vị để xây dựng chính sách cụ thể trình HĐND thành phố trong thời gian sớm nhất có thể,…”

Ngoài ra, bà Lệ cũng cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định bắt buộc lắp đặt camera giám sát tại các cơ sở giáo dục, các trung tâm và các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố để góp phần răn đe các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, tăng cường sự giám sát của gia đình, xã hội với công tác chăm sóc trẻ em. Đây cũng sẽ là nguồn chứng cứ để cơ quan Công an điều tra, xử lý nếu có vụ việc bạo lực, xâm hại xảy ra.

Có thể thấy số vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất, có xu hướng tăng giảm cách năm và gần như theo quy luật; còn số vụ trẻ bị bạo lực và trẻ em bị các hình thức tổn hại khác có xu hướng giảm.

Ngọc Thiên Kim