Tổng hợp một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động. Trong đó, ô nhiễm không khí được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới.
13-chot1-16483856939122078996658-1648519989.jpg
Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm

Ô nhiễm có tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội và con người. Vậy, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do đâu? Nó ảnh hưởng như thế nào tới con người và các sinh vật sống trên trái đất? Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí do nhiều yếu tố gây nên. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính là ô nhiễm từ tự nhiên và nhân tạo (do con người gây ra). Cụ thể là:

Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm từ gió bụi: Gió là một trong những nguyên nhân gây ra và lan truyền ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí thải ô nhiễm có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm kilomet. Sự ô nhiễm cũng theo đó mà lây lan ra theo diện rộng. Bão, lốc xoáy: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Vì vậy, nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, những trận bão cát thường mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

Cháy rừng: Đây là nguyên nhân khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều. Vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu. Núi lửa phun trào: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.

Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên hiện tượng cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng mới được cải thiện. Trong trường hợp này, phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.

Ngoài ra, các yếu tố như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển, các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động - thực vật,… Cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đây đều là những nguyên nhân khách quan nên khó có thể ngăn chặn và loại bỏ. Núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân nhân tạo

Con người vừa là nguyên nhân cũng chính là nạn nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Bởi vì các hoạt động đời sống của con người thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường. Và đặc biệt là môi trường không khí.

Công nghiệp và nông nghiệp

Khói, bụi, khí thải từ các nhà máy công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong đó có cả ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Các cơ sở sản xuất ở trong và ngoài thành phố thường có một lượng lớn các khí độc CO2, CO, SO2, NOx. Cùng các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi,… với nồng độ cực cao.

Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit. Gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng. Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa,… cũng gây khói bụi. Khiến ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao.

Giao thông vận tải

Các phương tiện giao thông (như ô tô, xe máy,…) thường sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động. Các phương tiện này thải ra môi trường một lượng lớn các khí thải, khói bụi. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển như Việt Nam thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bởi sử dụng các phương tiện lỗi thời. Cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công cộng còn chưa phát triển.

Hoạt động quân sự

Vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất

Cùng sự phát triển của kinh tế và xã hội. Các hoạt động xây dựng công trình, phá dỡ các công trình cũng theo đó mà tăng lên. Gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Đặc biệt là ở các thành phố lớn thì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất không có bảo hộ tối thiểu (như lò rèn,…) đều tác động từng ngày tới tình trạng ô nhiễm không khí.

Sinh hoạt

Nguyên nhân ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than,.. làm giải phóng khói bụi vào môi trường. Với lượng rác nhiều, không được phân loại cộng thêm cách xử lý thủ công (như đốt rác trực tiếp ngoài môi trường). Đã và đang gây ra những tác động trực tiếp tới môi trường sống của con người. Ngoài ra, ô nhiễm ao hồ lâu năm, bùn thải không được xử lý cũng tác động không nhỏ tới mức độ ô nhiễm không khí.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Đối với động - thực vật

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tất cả sinh vật. Các chất như lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, ozon, flo, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí quyển. Làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng môi trường như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nó còn gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như canxi, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật,… Mưa axit làm ion nhôm được giải phóng vào nước làm hại rễ cây. Và làm giảm hấp thu thức ăn và nước của chúng. Ngoài ra, mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá cây. Từ đó, khiến cây kém phát triển và chết dần.

Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì Flo gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây. Làm cho nước có tính axit. Khi những giọt nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa axit cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.

Đối với con người

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet. Với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Theo đó, bụi mịn PM2.5 là bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet.

Đây là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ. Và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp. Theo đó, các hạt bụi mịn và siêu mịn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Không khí ô nhiễm vừa là nguyên nhân hình thành, đồng thời vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm vô số bệnh. Như hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, bệnh võng mạc… Không khí bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh cho con người.

Bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí

Có rất nhiều các biện pháp để ngăn ngừa các ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Ví dụ như trồng thêm cây xanh, đóng kín cửa, đeo khẩu trang hay thay đổi phương tiện giao thông. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ ngăn ngừa được phần nào những tác hại mà ô nhiễm không khí gây ra.

Ô nhiễm môi trường không khí đang là vẫn đề nóng ở các thành phố lớn, trong đó có các thành phố lớn. Điều này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe và đời sống con người. Ngoài ra, nó còn đe dọa trực tiếp tới sự phát triển của kinh tế và xã hội./.

 

Nguyễn Đỗ