Theo ghi nhận của Phóng viên, trên địa bàn phường Hải An và phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có tình trạng người dân công khai rao bán chim trời trái phép.
Mục lục
Trong vai một người đi mua chim săn mồi (đại bàng, chim ưng, cắt…), chúng tôi có mặt tại một địa điểm bán chim cảnh nằm trên địa bàn phường Hải An (thị xã Nghi Sơn). Khi hỏi giá một con chim săn mồi, người bán hàng giới thiệu đây là chim đại bàng đất ăn thịt sống có giá bán 500.000 đồng. Theo người bán, chim đại bàng đất được đánh bẫy ngoài đảo mang về bán. Ghi nhận, bên trong cửa hàng có bán khá nhiều chim cảnh như: Chào mào, chích choè và chim trĩ. Người bán hàng cho biết, một con chim trĩ có giá 500.000 đồng.
Đại bàng đất có giá bán 500.000 đồng (Ảnh: Sông Lô).
Ghi nhận trên địa bàn phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) có khoảng 03 địa điểm bán chim cảnh. Tại một địa điểm bán chim cảnh trong số đó, Phóng viên nhận thấy có bán cả chim ưng, đại bàng đất và chim trĩ. Chim ưng được bán với giá là 1.000.000 đồng/con, đại bàng đất và chim trĩ có giá là 500.000 đồng/con. Người bán chim cho biết, các loại đại bàng đất, chim ưng được nhập từ Lào về, còn chim trĩ thì nhà nuôi rồi đem bán.
Một con chim ưng được bán với giá 1.000.000 đồng. (Ảnh: Sông Lô)
Trao đổi với Phóng viên, ông Trịnh Quang Tuấn – Trưởng phòng Bảo tồn Thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Việc nuôi nhốt, mua bán các loài chim hoang dã kể cả các loài chim công, chim trĩ nếu không được sự chấp thuận của cơ quan chức năng, không có nguồn gốc rõ ràng là hoàn toàn vi phạm pháp luật”.
Ông Trịnh Quang Tuấn cho biết thêm: “Vào mùa mưa, mùa chim di cư thường xuất hiện tình trạng người dân bẫy, bắt, mua bán chim hoang dã. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tuyên truyền để cho người dân biết việc bẫy, bắt chim hoang dã di cư là vi phạm pháp luật, đồng thời cho tháo dỡ những bẫy chim, chòi chim, cho xử phạt hành chính thậm chí khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu của việc phạm tội mua bán động vật hoang dã quý hiếm”.
Ngày 17/05/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg (gọi tắt Chỉ thị 04) về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan, ban, ngành trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ trái phép chim hoang dã.
Đặc biệt, Chỉ thị của Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã, di cư; tuyên truyền người dân không tham gia các hoạt động săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng. Chỉ thị nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan truyền thông trong công tác kiểm soát hoạt động quảng cáo các sản phẩm, công cụ săn, bắt, bẫy chim hoang dã, di cư như: lưới, súng săn, tự chế…
Trước đó, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2021 và Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 đã quy định đầy đủ nguyên tắc quản lý và chế độ xử phạt với các vi phạm liên quan đến chim hoang dã và chim di cư.
Cụ thể, Nghị định 06 đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa “động vật hoang dã, thực vật hoang dã”, trong đó nhận định động vật hoang dã bao gồm cả các loại động vật trên các khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.
Hiện nay, không có loài chim hoang dã nào được liệt kê trong Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN về danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý động vật hoang dã. Như vậy, với quy định này, tất cả các loài chim hoang dã, chim di cư đều được xác định là động vật hoang dã thuộc nhóm loài động vật trên cạn khác (nếu không phải là động vật rừng thông thường).
Theo đó, chế độ quản lý và xử phạt vi phạm đối với loài chim hoang dã, chim di cư này sẽ được áp dụng tương tự như đối với loài động vật rừng thông thường (khoản 5, Điều 40, Nghị định 06 và khoản 4, Điều 6, Nghị định 35). Như vậy. hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép chim hoang dã, chim di cư và tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm các loài chim hoang dã, chim di cư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 600 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 35.
Chủ tịch nước Lương Cường cho biết chuyến thăm chính thức lần này nhằm góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước để tiếp tục củng cố, đưa quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.
Các chuyên gia nhận định cần tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khoán, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trong các công ty lâm nghiệp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng xanh, trong khi ở chiều ngược lại, các ngân hàng cũng phải đối mặt với thách thức lớn trong việc cấp tín dụng xanh do thiếu bộ tiêu chí phân loại, đánh giá ESG cũng như danh mục phân loại xanh để làm cơ sở thẩm định các tiêu chí ESG của doanh nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với đề xuất của Chính phủ dùng 1 luật sửa 7 luật nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Cùng với đó đẩy mạnh hỗ trợ, phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, tài chính, ngân sách...
Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, huyện Tu Mơ Rông đã mời chuyên gia về tập huấn kỹ năng khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho cán bộ, công chức, viên chức. Huyện kỳ vọng, công chức sẽ sử dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong hoạt động công vụ, giúp bộ máy hành chính cấp xã mới hoạt động hiệu năng, hiệu quả.
Thế giới đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt, đầu tư cho đổi mới sáng tạo không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Sức mạnh của đổi mới sáng tạo nằm ở khả năng kiến tạo những giải pháp đột phá, những sản phẩm và dịch vụ mang tính cách mạng, từ đó mở ra những cơ hội tăng trưởng và giải quyết những thách thức phức tạp của thời đại.
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2025-2030. VAFIE xác định tiếp tục nỗ lực, đổi mới phương thức hoạt động để có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc cải cách thể chế, tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong những năm qua, kinh tế tập thể tại Đắk Lắk với hợp tác xã là nòng cốt đã từng bước chuyển mình thay đổi. Mô hình này đang ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột vững chắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Từ ngày 1/6, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, áp dụng theo hình thức kết nối với cơ quan thuế thông qua máy tính tiền hoặc phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp.