Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhờ vậy, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này những chuyển biến tích cực.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này tại đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2023 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2022. Các địa phương thu hút đầu tư nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp là Long An, Tiền Giang, Cà Mau…
Các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại vùng vẫn còn gặp một số vướng mắc như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc. Trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, năng suất lao động thấp.
Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư còn chưa đồng bộ, chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Một số địa phương chưa có kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư, chưa có quy trình, thủ tục rõ ràng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư…
Để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn các chuyên gia cho rằng, cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng vì đây là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đây là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Ngoài ra, để thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp.